Mẫu khoá luận tốt nghiệp dược sĩ trong các lĩnh vực khác nhau

Mẫu khoá luận tốt nghiệp dược sĩ

Khoá luận tốt nghiệp là công việc quan trọng đánh dấu bước chuyển từ sinh viên sang dược sĩ chuyên nghiệp. Đối với sinh viên ngành dược, việc chọn đề tài phù hợp với sở thích và mục tiêu nghề nghiệp là rất quan trọng. Dưới đây sẽ là một số mẫu khoá luận tốt nghiệp dược sĩ trong các lĩnh vực khác nhau mà các bạn có thể tham khảo.

1. Mẫu khoá luận tốt nghiệp dược sĩ lĩnh vực điều trị tiểu đường

Tên đề tài khoá luận tốt nghiệp dược sĩ: TÌM KIẾM HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN CÓ TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT: MỘT HƯỚNG ĐIỀU TRỊ MỚI CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIÊN TIẾN IN SILICO

1.1. Mẫu lời cảm ơn khoá luận tốt nghiệp dược sĩ lĩnh vực điều trị tiểu đường

Đầu tiên, trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới người thầy của tôi – TS. Phạm Thế Hải. Người thầy đã ân cần quan tâm, động viên, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi từ những bước đi chập chững đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học và trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện khóa luận.

Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Hà Thị Thanh Hương, người đang công tác tại Khoa Y Dược, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nhận và thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin được cảm ơn cô Lê Thị Thu Hường, người đã dẫn dắt tôi trong những bước đi đầu tiên thực hiện khóa luận của mình.

Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn người bạn trong nhóm nghiên cứu của mình, em Lại Đức Anh đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi cũng vô cùng biết ơn và xin được chân thành cảm ơn, các thầy cô ở bộ môn Dược liệu và dược học cổ truyền, các thầy cô ở Phòng đào tạo & CTHSSV, cũng như các thầy cô trong Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp đã hết sức nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin dành sự biết ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ tôi và tất cả những người thân trong gia đình đã luôn ở bên yêu thương, ủng hộ để tôi có được ngày hôm nay!

1.2.cMục lục khoá luận tốt nghiệp dược sĩ lĩnh vực điều trị tiểu đường

ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG

1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Phân loại

1.1.3. Các liệu pháp hiện tại cho ĐTĐ tuýp 2

1.2. Mô hình in silico trong nghiên cứu phát triển thuốc mới

1.3. Đại cương về QSAR

1.4. Kỹ thuật Protein docking

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu 2.1.1. Dữ liệu các chất có hoạt tính dùng để xây dựng mô hình QSAR

2.1.2. Dữ liệu các chất có hoạt tính dùng để xây dựng mô hình phân biệt

2.1.3. Cơ sở dữ liệu dùng để sàng lọc hoạt tính

2.1.4. Cấu trúc tinh thể của các protein dùng trong nghiên cứu Docking

2.2. Thiết bị, phần mềm

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Xây dựng mô hình QSAR dự đoán hoạt tính trên các đích ĐTĐ tuýp 2 đã chọn

2.4.2. Sàng lọc in silico các hợp chất thiên nhiên hướng tác dụng trên đích ĐTĐ tuýp2: PPARγ và SGLT2

2.4.3. Mô phỏng protein docking

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu

3.1.1. Kết quả xây dựng hai mô hình QSAR trên phần mềm MobyDigs cho phép tìm kiếm các hợp chất có tác dụng sinh học trên từng đích phân tử là PPARγ và SGLT2 hướng điều trị ĐTĐ tuýp 2

3.1.2. Kết quả sàng lọc được một số hợp chất thiên nhiên có tác dụng điều trị tiểu đường tuýp 2 sử dụng hai mô hình QSAR đã xây dựng

3.1.3. Kết quả kiểm tra tác dụng của các hợp chất đã sàng lọc qua mô hình in vivo

3.2. Bàn luận

3.2.1. Đánh giá kết quả xây dựng hai mô hình QSAR trên phần mềm MobyDigs cho phép tìm kiếm các hợp chất có tác dụng sinh học trên từng đích phân tử là PPARγ và SGLT2 hướng điều trị ĐTĐ tuýp 2

3.2.2. Về các hợp chất đã sàng lọc theo hai mô hình QSAR đã xây dựng

3.2.3. Đánh giá lại tác dụng của các hợp chất đã sàng lọc qua mô hình máy tính in vivo

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.3. Mẫu lời mở đầu khoá luận tốt nghiệp dược sĩ lĩnh vực điều trị tiểu đường

Thống kê từ Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation) năm 2015 cho biết, ước tính có khoảng 415 triệu người (trong độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Hơn 5 triệu người đã tử vong trên tổng số 111 nước được nghiên cứu [38]. Khoảng 75% những người mắc và chết do tiểu đường đến từ các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trong đó, bệnh đái tháo đường tuýp 2 chiếm hơn 90% các trường hợp mắc. Số ca mắc và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đều tăng đều đặn trong vài thập kỷ qua.

Các liệu pháp ngăn ngừa và điều trị hiện tại, mặc dù có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ, sử dụng Biguanide có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, Sulfonylureas gây hạ đường huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chi phí trực tiếp cho việc theo dõi lâu dài bệnh tiểu đường và các biến chứng là một gánh nặng đáng kể đối với nền kinh tế quốc gia.

Được ước tính rằng 12% chi phí chăm sóc sức khỏe toàn cầu được chi cho bệnh tiểu đường và tỷ lệ mắc trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng từ 8.8% trong năm 2015 lên 10,4% vào năm 2040. Gánh nặng kinh tế toàn cầu của căn bệnh này có thể dự kiến sẽ tăng vọt [38]. Do đó, cần phải đầu tư vào nghiên cứu các liệu pháp mới trong điều trị và quản lý bệnh tiểu đường.

Nhiều nhóm thuốc hướng điều trị ĐTĐ tuýp 2 đã được phát triển và được đưa vào sử dụng rộng rãi như: insulin, nhóm thuốc biguanid, thiazolidinedione (TZD), sulfonylurea, meglitinide, chất ức chế α-glucosidase và dipeptidyl peptidase-4 (DPP4), các chất đồng vận thụ thể GLP-1 và các chất tương tự amylin. Chúng hoạt động chủ yếu theo 2 cơ chế là giảm hấp thu glucose đường ruột và kích thích tế bào β đảo tuỵ. Trong các thuốc mới phát triển, nhiều hoạt chất được tìm thấy thông qua quá trình thiết kế và sàng lọc hợp lý với sự hỗ trợ của các mô hình máy tính (in silico), đặc biệt là các mô hình liên quan định lượng giữa cấu trúc và tác dụng (QSAR). Các mô hình in silico có lợi thế so với các mô hình thực nghiệm truyền thống về thời gian và chi phí vận hành. Hiện nay các mô hình in silico đã trở thành một phần không thể tách rời trong các dự án nghiên cứu và phát triển thuốc mới, chúng được sử dụng trong giai đoạn sàng lọc các thư viện hóa học lớn nhằm tìm kiếm hợp chất tiềm năng cho các nghiên cứu thực nghiệm [29].

Nghiên cứu khoa học về thực vật là một chiến lược thay thế hiệu quả để tìm ra các tác nhân trị liệu mới. Ví dụ, 1,1-dimethylbiguanide, hoạt chất trong thuốc metformin trị đái tháo đường nổi tiếng, có nguồn gốc từ guanidine – một hợp chất hạ huyết áp được phát hiện từ cây lilac của Pháp, Galega officinalis [5]. Một số loại thuốc thông thường được kê đơn cũng được phát hiện từ thực vật. Các ví dụ phổ biến bao gồm morphine giảm đau từ Papaver somniferum (thuốc phiện), thuốc chống viêm aspirin từ Salix alba (cây liễu trắng) và thuốc chống sốt rét, quinine từ Cinchona succirubra [17]. Vì vậy nghiên cứu khoa học về cây thuốc dựa trên bằng chứng để khám phá các sản phẩm tự nhiên hoạt tính sinh học với các ứng dụng điều trị là một con đường đầy hứa hẹn để thiết lập các liệu pháp mới cho bệnh này.

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên dược liệu vô cùng dồi dào và phong phú, đây là một nguồn quan trọng và đầy hứa hẹn để xác định các hợp chất chống đái tháo đường mới. Hàng ngàn hoạt chất đã được xác định và phân lập từ các cây dược liệu là nguyên liệu vô cùng quý giá cho các nghiên cứu sàng lọc tìm kiếm các hợp chất dẫn đường có tác dụng tốt trong kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2.

Từ những phân tích nêu trên, nhằm góp phần tìm kiếm các chất có hoạt tính tốt phù hợp phát triển thành thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2, tôi tiến hành đề tài “Tìm kiếm một số hợp chất thiên nhiên có tác dụng hạ đường huyết hướng điều trị tiểu đường tuýp 2 sử dụng phương pháp in silico”.

1.4. Mẫu lời kết luận khoá luận tốt nghiệp dược sĩ lĩnh vực điều trị tiểu đường

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra với một số kết luận chính sau:

1. Đã xây dựng một quy trình sàng lọc theo phương pháp in silico cho phép tìm kiếm các hợp chất có tác dụng trên đồng thời đích PPARγ và SGLT2. Quy trình sàng lọc gồm 6 bước:

  • Xây dựng thư viện dữ liệu các hợp chất và tính toán các tham số phân tử.
  • Xây dựng mô hình QSAR của các hợp chất có tác dụng ức chế SGLT2 và mô hình QSAR của các hợp chất có tác dụng hoạt hóa PPARγ.
  • Xây dựng mô hình QSAR thể hiện mối tương quan giữa cấu trúc và tác dụng in vivo.
  • Tiến hành sàng lọc tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học đồng thời trên cả hai đích SGLT2 và PPARγ.
  • Nghiên cứu Docking để đánh giá mức độ tương tác với trung tâm hoạt động trên đích tác dụng của các chất đã sàng lọc.
  • Đánh giá lại các chất đã sàng lọc trên mô hình QSAR thể hiện mối tương quan giữa cấu trúc và tác dụng in vivo để tìm kiếm được các hợp chất tự nhiên có khả năng cao có tác dụng điều trị bệnh ĐTĐ tuýp 2 trên mô hình in vivo.

2. Đã sàng lọc được 4 hợp chất tiềm năng từ cơ sở dữ liệu hợp chất thiên nhiên, gợi ý cho quá trình nghiên cứu thực nghiệm và phát triển thuốc trong tương lai.

KIẾN NGHỊ Để tiếp tục phát triển các kết quả nghiên cứu của khóa luận và tăng tính ứng dụng của nghiên cứu, đề xuất sau:

  1. Phát triển phương pháp để ứng dụng vào các mô hình bệnh tật phức tạp khác.
  2. Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm hoạt tính trên đích của các hợp chất đã sàng lọc được trên mô hình in vivo thực tế.

2. Mẫu khoá luận tốt nghiệp dược sĩ quy trình định lượng

Tên đề tài khoá luận tốt nghiệp dược sĩ: XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI OMEPRAZOLE, PANTOPRAZOLE, RABEPRAZOLE VÀ LANSOPRAZOLE TRONG HUYẾT TƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC – DAD)

2.1. Mẫu lời cam đoan khoá luận tốt nghiệp dược sĩ quy trình định lượng

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

2.2. Mẫu lời cảm ơn khoá luận tốt nghiệp dược sĩ quy trình định lượng

Để hoàn thành khoá luận này, trước hết tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới DS. Dương Đình Chung, người thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu. Anh ấy động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất, giúp tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và hoàn thành tốt khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các anh chị trong bộ môn Hóa phân tích – Kiểm nghiệm, cũng như các thầy cô trong khoa Dược – trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tận tình truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận tại trường.

Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô, các cán bộ trường Đại học Nguyễn Tất Thành, những người đã trang bị cho tôi rất nhiều kiến thức trong suốt quá trình học tập để tôi có được thành quả ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn!

2.3. Mục lục khoá luận tốt nghiệp dược sĩ quy trình định lượng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về nhóm PPIs

1.1.1. Lịch sử phát minh nhóm thuốc ức chế bơm proton

1.1.2. Công thức hoá học và tính chất

1.1.3. Cơ chế tác động

1.1.4. Dược động học

1.1.5. Dược lực học

1.1.6. Tác dụng không mong muốn

1.1.7. Chỉ định

1.1.8. Chống chỉ định

1.2. Các nghiên cứu về định lượng OPZ, LPZ, PPZ và RPZ trong dịch sinh học

1.2.1. Trên thế giới

1.2.2. Trong nước

1.3. Tổng quan về sắc ký lỏng hiệu nâng cao

1.3.1. Cơ sở lý thuyết

1.3.2. Nguyên tắc tạo hệ thống HPLC

1.3.3. Một số thông số cơ bản của quá trình sắc ký

1.3.4. Cơ sở lý thuyết của việc lựa chọn điều kiện sắc ký

1.3.5. Một số phương pháp tính toán kết quả định lượng bằng HPLC

1.4. Thẩm định phương pháp phân tích trong dịch sinh học

1.4.1. Khái niệm

1.4.2. Các chỉ tiêu thẩm định

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.2. Hoá chất, dung môi

2.1.3. Chất đối chiếu, vật liệu nghiên cứu

2.1.4. Dụng cụ, máy móc, thiết bị

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Các dung dịch thử nghiệm

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

2.3. Phương pháp xử lý kết quả

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Xây dựng điều kiện sắc ký

3.1.1. Kết quả khảo sát bước sóng phát hiện

3.1.2. Kết quả khảo sát pha động

3.1.3. Lựa chọn nội chuẩn

3.2. Phương pháp xử lý mẫu

3.3. Thẩm định quy trình phân tích đã chọn

3.3.1. Tính tương thích hệ thông

3.3.2. Thẩm định tính đặc hiệu

3.3.3. Thẩm định độ tuyến tính

3.3.4. Giới hạn định lượng dưới

3.3.5. Thẩm định độ đúng, đọ lặp lại

3.3.6. Hiệu suất chiết

3.3.7. Độ ổn định

3.4. Bàn luận

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

—-
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!