Mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu đề tài của bài luận văn thạc sĩ sư phạm

Mẫu viết lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm

Viết một luận văn thạc sĩ sư phạm đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng và cần sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, đặc biệt là phần lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. Đây là hai phần quan trọng giúp định hướng và giải thích rõ ràng lý do bạn quyết định lựa chọn một đề tài cụ thể cũng như những gì bạn mong muốn đạt được từ nghiên cứu này.

Bài viết dưới đây, Viết Thuê 247 sẽ cung cấp một mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn.

1. Lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm

Mẫu viết lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm
Mẫu viết lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm

Trường đại học có luôn có hai hoạt động chính yếu là hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cả hai hoạt động này đều do đội ngũ giảng viên trực tiếp triển khai thực hiện. Đội ngũ giảng viên giữ vai trò quan trọng, trở thành lực lượng nòng cốt kiến tạo nên giá trị, chất lượng và uy tín và thương hiệu của một trường đại học.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021- 2030, Đảng ta khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Để hiện thực hóa chủ trương của Đảng, cần phải phát triển toàn diện, hiện đại nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Bởi, giáo dục đại học là bậc học cao nhất, là giai đoạn cuối cùng của quá trình học tập theo trường lớp, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và cải cách hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Sự phát triển của khoa học công nghệ thời kỳ công nghệ 4.0) đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức không ngừng rèn luyện nâng cao năng lực và trình độ khoa học – công nghệ phát triển nhanh, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc đã làm thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân. Muốn tồn tại được các cá nhân phải thích ứng với sự biến đổi nhanh và không ngừng của khoa học công nghệ, nếu không sẽ làm chậm quá trình phát triển của cá nhân và xã hội. Đối với khu vực nhà nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật thì trước hết phải có nguồn nhân lực làm chủ công nghệ và tham gia vào quá trình tương tác mới có thể vận hành và ứng dụng được thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho công việc của mình đáp ứng với quá trình phát triển của xã hội. Do đó, đòi hỏi công chức, viên chức nói chung và giảng viên nói riêng phải tự đào tạo và nâng cao năng lực để có thể theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội. Nếu người học được truyền đạt, tiếp cận, giáo dục một cách toàn diện từ kiến thức, kỹ năng, thái độ, rõ ràng nó không chỉ góp phần khắc phục tình trạng thất nghiệp của người học sau khi đào tạo đại học mà còn góp phần nâng tầm và nâng cao vị thể trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của giai đoạn phát triển mới đội ngũ cán bộ giảng viên các trường đại học nói chung, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh phải không ngừng nỗ lực phấn đấu học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Trong những năm qua, chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh không ngừng được nâng cao cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, trình độ tin học, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra thì vẫn chưa đáp ứng được nhất là trong bối cảnh đào tạo nhân lực phục vụ cho cuộc CMCN 4.0. Với mục tiêu từng bước xây dựng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh trở thành trường đại học sư phạm kỹ thuật đào tạo theo định hướng ứng dụng nằm trong tốp đầu của Việt Nam về giáo dục kỹ thuật và kỹ thuật công nghệ, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên luôn phải dĩ trước một bước. Đứng trước yêu cầu đó Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh đã và đang tập trung Nâng cao chất lượng đội ngũ trư cối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là một tất yếu khách quan.

Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn sư phạm

2.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh đáp ứng được yêu cầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Khái quát cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trường đại học.
  • Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn sư phạm

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Phạm vi nghiên cứu:

  • Về không gian: nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh
  • Về thời gian: Giai đoạn 2018 – 2020

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn sư phạm

4.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục và của đại phương.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài dưới góc độ của khoa học quản trị nhân lực như khảo cứu tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.

Phương pháp khảo cứu tài liệu: Đề tài khảo cứu tài liệu về quản lý nguồn nhân lực, tổ chức nhân sự hành chính, các công trình bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí, internet liên quan đến chất lượng viên chức nổi chung và viên chức của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh nói riêng; tham khảo các văn bản pháp luật về quản lý viên chức của Trung ương và địa phương.

  • Phương pháp điều tra, xã hội học: Thu thập thông qua bảng hỏi điều tra về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại các phòng, khoa và các đơn vị trực thuộc trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh. Nghiên cứu tiến hành khảo sát giảng viên tại 6 khoa, giảng viên kiêm giảng tại các phòng, trung tâm của Trường. Cụ thể, tác giả đã phát ra 130 phiếu, thu về 102 phiếu hợp lệ. Số phiếu thu về được xử lý bằng Microsoft Office Excel 2010 để tính toán và xử lý dữ liệu.
  • Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để hệ thống hóa các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu được trong quá trình điều tra, nghiên cứu; phân tích trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên, kết quả làm việc, xếp loại đội ngũ giảng viên hàng năm và đưa ra các nhận xét, đánh giá mang tính tổng hợp, khái quát.

5. Những đóng góp mới của đề tài luận văn sư phạm

  • Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các trường đại học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Về thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm luận cứ khoa học cho Trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh để có các chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

6. Mục lục đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm

Mẫu viết lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm
Mẫu viết lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm

MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài
  2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
  5. Phương pháp nghiên cứu
  6. Những đóng góp mới của luận văn
  7. Bố cục của luận văn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG I CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.1. Khái niệm giảng viên

1.1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ giảng viên

1.1.3. Khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

1.1.4. Khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

1.1.5. Những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4

1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng yêu cầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

1.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá trình độ, kỹ năng nghề nghiệp

1.2.2. Nhóm tiêu chí về về thái độ làm việc, tâm lý làm việc, khả năng chịu áp lực (tâm lực)

1.2.3. Tiêu chí về sức khỏe (thể lực)

1.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

1.3.1. Đào tạo và bồi dưỡng giảng viên

1.3.2. Bố trí và sử dụng giảng viên

1.3.3. Đánh giá giảng viên

1.3.4. Đãi ngộ giảng viên

1.3.5. Tuyển dụng giảng viên

1.4. Yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

1.4.1. Yếu tố bên ngoài

1.4.2. Yếu tố bên trong

1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của một số trường Đại học

1.5.1. Kinh nghiệm của Đại học Công nghiệp TP. HCM, Đại học Tôn Đức Thắng

1.5.2. Bài học rút ra cho trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH TRONG I CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

3.1. Bối cảnh chung

3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học

3.2.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học

3.2.2. Phương hướng của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

3.3.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng

3.3.2. Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng

3.3.3. Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng giảng viên

3.3.4. Hoàn thiện công tác đánh giá giảng viên

3.3.5. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ giảng viên

3.3.6. Đẩy mạnh hoạt động NCKH trong đội ngũ giảng viên

3.3.7. Nâng cao năng lực ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ giảng viên

KẾT LUẬN

—-

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất cho dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!