Mẫu khoá luận tốt nghiệp ngành sư phạm đạt yêu cầu giảng viên hướng dẫn

Mẫu khoá luận tốt nghiệp ngành sư phạm

Trong ngành sư phạm, việc hoàn thành một bài khoá luận tốt nghiệp không chỉ là nhiệm vụ mà mỗi sinh viên cần hoàn thành, mà còn là một bước quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ và thành tựu trong quá trình học tập. Đây không chỉ là một tác phẩm mà bạn viết để hoàn thành yêu cầu của khóa học, mà còn là minh chứng cho khả năng nghiên cứu, phân tích và trình bày ý tưởng của bạn một cách chuyên nghiệp. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ, kiến thức sâu rộng và sự nhận thức sắc bén để đạt được sự chấp nhận và giá trị cao từ giảng viên hướng dẫn.

Hãy cùng Viết Thuê 247 khám phá một mẫu khoá luận tốt nghiệp ngành sư phạm xuất sắc, một minh chứng cho sự tận tâm và trí tuệ trong ngành sư phạm.

1. Mẫu lời cam đoan khoá luận tốt nghiệp ngành sư phạm

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.

2. Mẫu lời cảm ơn khoá luận tốt nghiệp ngành sư phạm

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới giảng viên Ths. …, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, các thầy cô giáo là cán bộ giảng viên của khoa Sư phạm nói riêng và trường đại học Thủ đô Hà Nội nói chung đã tạo điều kiện cho tôi được làm khóa luận, trực tiếp giảng dạy, đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh tại trường tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát để có được những số liệu trung thực phục vụ nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, dù đã rất cố gắng nhưng do năng lực có hạn nên có những điểm tôi vẫn chưa khai thác hết được, đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, kính mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các quý thầy cô, các chuyên gia và các bạn quan tâm để đề tài ngày một hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

3. Mẫu lời mở đầu khoá luận tốt nghiệp ngành sư phạm

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic, việc học tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, các em sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với gia đình, xã hội, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Có thể nói, Tiếng Việt không những là “công cụ của tư duy” mà còn bước đệm để hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Việc dạy Âm vần có vị trí vô cùng quan trọng trong việc góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng cơ bản về : nghe – nói – đọc – viết. Nếu chúng ta chỉ biết nói mà không biết nghe, chỉ biết viết mà không biết đọc thì việc giao tiếp khó cỏ thể đạt kết quả tốt. Cha ông ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học nói, nhưng việc nói bao giờ cũng gắn liền với việc nghe. Trên cơ sở đó, giúp các em biết yêu quý tiếng mẹ đẻ.

Đó chính là chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ đứng đắn. Âm vần là môn học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp đó chính là chữ viết. Nếu chữ viết là phương tiện trong giao tiếp thì Âm vần có vị trí quan trọng không thể thiếu ở bậc tiểu học. Nhiệm vụ lớn là trao cho các em chìa khoá để vận dụng chữ viết khi học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe thầy cô giảng, sử dụng sách giáo khoa. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng nói trên. Song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng việt ở lớp 1 là đem lại cho các em kĩ năng đọc đúng, viết đúng. Quá trình đọc và viết đều thông qua chữ. Chữ viết của Tiếng Việt là chữ ghi âm. Các em phải nắm được cả hai kĩ năng đọc và viết. Cho nên khi dạy không thể tách dạy âm hay dạy chữ mà phải kết hợp dạy chữ và dạy âm, dạy chữ trên cơ sở dạy âm, dạy âm để dạy chữ .Thông qua giờ học âm vần, học sinh đọc, viết, nhớ được tất cả các âm, vần của Tiếng Việt một cách chính xác, từ đó biết ghép các âm vần với nhau để tạo thành tiếng, từ mới. Từ đó, các em nắm được hệ thống âm tiếng Việt, được làm giàu vốn từ, biết nói các câu ngắn và làm quen với các bài thơ, bài văn, câu chuyện phù hợp với lứa tuổi. Xuất phát từ những thực tiễn dạy học Âm vần ở trường Tiểu học hiện nay và yêu cầu của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 trong dạy học vẫn”.

3. Mục lục khoá luận tốt nghiệp ngành sư phạm

  1. Lí do chọn đề tài.
  2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
  3. Phạm vi nghiên cứu……
  4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
  5. Đối tượng nghiên cứu..
  6. Phương pháp nghiên cứu.
  7. Cấu trúc của đề tài.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.1.Khái quát về phần Âm vần trong dạy Tiếng Việt ở Tiểu học

1.1.2.Khái quát về hoạt động trải nghiệm

1.1.3. Một số đặc điểm nổi bật của học sinh lớp

1 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa

1.2.2. Thực trạng dạy và học Âm vần mới ở trường Tiểu học

1.2.3. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học trong dạy học Âm vần hiện nay

Tiểu kết chương 1.

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG DẠY HỌC ÂM VẦN

2.1. Yêu cầu khi tổ chức hoạt động trải nghiệm

2.1.1. Đảm bảo khung logic của các hoạt động trong một chủ đề hoạt động trải nghiệm

2.1.2. Đảm bảo sự trải nghiệm của học sinh

2.1.3. Đảm bảo môi trường để học sinh sáng tạo

2.2. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Âm vần

2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Âm vần

2.3.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức đóng vai

2.3.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức sân khấu hóa

2.3.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng cách sử dụng các tình huống giao tiếp giả định

2.3.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài không gian lớp học

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích

3.2. Địa điểm và thời gian

3.3. Đối tượng

3.4. Nội dung

3.5. Kết quả

TIỂU KẾT

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

4. Mẫu lời kết luận khoá luận tốt nghiệp ngành sư phạm

Với mục tiêu “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn…” của Nghị quyết Trung ương 29 về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT đã đặt ra cho các nhà lý luận dạy học về đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học sao cho hiệu quả nhất. Một trong những cách học phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo đó chính là học qua trải nghiệm. Trải nghiệm sáng tạo là một vấn đề khá mới mẻ trong hoạt động dạy – học ở nhà trường phổ thông Việt Nam. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn do đòi hỏi phải huy động thêm nhiều thời gian, công sức, điều kiện về cơ sở vật chất, ) có hoạt động cần có cả sự tham gia của một số lực lượng xã hội)… so với việc dạy – học thông thường, ngoài ra còn do tâm lí e ngại với cái mới của một bộ phận giáo viên. Tuy nhiên, nếu thực hiện một cách nghiêm túc thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh. Các em có thêm cơ hội để khám phá, trải nghiệm, thể hiện bản thân, phát triển toàn diện nhân cách. Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước.

Bước đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người thân; quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân và người thân; có cư xử đúng mực với bản thân và mọi người. Thể hiện trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia đình, tuân thủ các quy định nơi công cộng. Trung thực với bản thân và người khác. Chăm chỉ, tự giác trong học tập, lao động và rèn luyện. Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy, quy định; bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh.

Bài nghiên cứu trên đã tổng hợp lại một số nghiên cứu về vấn đề hoạt động trải nghiệm của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đồng thời bài nghiên cứu cũng quan tâm đến cơ sở lí luận cũng như cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 thông qua dạy Âm vần. Từ đó, tiến hành tìm hiểu thực trạng dạy của GV và học của HS lớp 1. Thông qua khảo sát, tôi nhận thấy việc dạy đọc hiểu ngày nay vẫn còn quá bám sát SGK, chưa thực sự đổi mới, phương pháp dạy chưa phong phú và đa dạng. Thông qua bài nghiên cứu trên tôi đã thiết kế một số hình thức phù hợp để nâng cao hiệu quả việc dạy và học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học học sinh lớp 1, giúp cho việc giảng dạy của giáo viên thêm phong phú, đa dạng phù hợp với sự đổi mới của giáo dục phổ thông hiện nay. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có phương pháp nào là vạn năng cả mà điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các biện pháp linh hoạt hài hoà, hợp lí thì quá trình giảng dạy mới đạt hiệu quả cao.

—-
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!