Mẫu Khoá Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng Từ Sinh Viên Điểm Cao

Mẫu Khoá Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng

Nếu bạn đang theo học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng và đang trong quá trình chuẩn bị cho khoá luận tốt nghiệp, thì bài viết này chính là dành cho bạn! Dưới đây là một số mẫu khoá luận tốt nghiệp tài chính ngân hàng từ sinh viên điểm cao, giúp bạn có thêm cảm hứng và hướng để hoàn thiện bài luận của mình.

1. Lời cảm ơn khoá luận tốt nghiệp tài chính ngân hàng

Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể giảng viên trường đại học Thương Mại nói chung và các giảng viên khoa Tài chính – Ngân hàng nói riêng, cảm ơn thầy cô đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức quý báu về chuyên ngành. Em xin được gửi lời cảm ơn tới ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín, chi nhánh Đông Đô và các anh chị làm việc tại phòng Khách hàng cá nhân tại PGD. Nguyễn Phong Sắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu thực hiện khóa luận này.

Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới GV.ThS Phạm Tuấn Anh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện khóa luận này!

2. Lời mở đầu khoá luận tốt nghiệp tài chính ngân hàng

Trải qua hơn 20 năm chuyển đổi cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước tiến và thành tựu to lớn. Tuy nhiên để hoàn thành công cuộc chuyển đổi cơ chế kinh tế, nước ta còn rất nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển. Và Ngân hàng luôn luôn là kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế trong nước.

Là một Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động vững chắc, ngân hàng Sài Gòn- Thương tín (Sacombank) đã và đang thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu và cho vay hộ SXKD là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Các chi nhánh của Sacombank đang tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển này và chi nhánh Đông Đô cũng vậy. Tại Sacombank, chi nhánh Đông Đô, mức dư nợ cho vay hộ SXKD năm 2012 của Chi nhánh tăng lên so với năm 2011 và chiếm khoảng 20% tỷ trọng dư nợ toàn Chi nhánh. Số lượng khách hàng hộ SXKD hiện chiếm tỷ trọng khoảng 25,5% trong số khách hàng vay của chi nhánh, đó là một con số khá cao. Từ số liệu này ta có thể thấy sự quan tâm của chi nhánh với hoạt động cho vay hộ SXKD.

Qua quá trình thực tập tại Sacombank- chi nhánh Đông Đô, và thông qua cuộc khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra thì phần lớn khách hàng cũng như là cán bộ ngân hàng đều nhận thấy hiệu quả cho vay hộ SXKD chưa cao, quy trình còn tồn tại một vài vướng mắc làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay của chi nhánh. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình là: Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Thương Tín, chi nhánh Đông Đô” để cung cấp cho cán bộ ngân hàng cái nhìn rõ nét về thành tựu và hạn chế trong cho vay hộ SXKD tại chi nhánh, từ đó để nhà quản trị có thể đưa ra những hướng giải quyết hiệu quả nhất.

Tôi nhận thấy, đề tài này phù hợp với chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng mà tôi đã được học, hợp lý với nhu cầu của một khóa luận tốt nghiệp, đồng thời cũng phù hợp với khả năng của tôi.

3. Mục lục khoá luận tốt nghiệp tài chính ngân hàng

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHO VAY HỘ XSKD

1.1. Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm về cho vay

1.1.2. Khái niệm về hộ sản xuất kinh doanh

1.1.3. Khái niệm cho vay hộ sản xuất kinh doanh

1.1.4. Lãi suất

1.1.5   Hợp đồng tín dụng

1.2. Nội dung lý thuyết liên quan về vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất kinh doanh

1.2.1.1. Nguyên tắc, điều kiện và quy trình cho vay sản xuất kinh doanh*

1.2.1.2. Các phương thức cho vay đối với hộ SXKD*

1.2.2. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ ServPerf

1.2.3. Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả cho vay hộ SXKD

1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng cho vay hộ SXKD*

1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng*

1.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả tín dụng*

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu

1.3.1. Nhóm nhân tố môi trường bên ngoài

1.3.1.1. Nhân tố môi trường vĩ mô*

1.3.1.2. Nhân tố môi trường ngành*

1.3.2. Nhóm nhân tố môi trường bên trong

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SXKD TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN – THƯƠNG TÍN, CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.1. Giới thiệu khái quát về Sacombank, chi nhánh Đông Đô

2.1.1. Khái quát về Sacombank, chi nhánh Đông Đô

2.1.2. Tình hình huy động vốn và cho vay của chi nhánh Đông Đô

2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động cho vay hộ SXKD tại Sacombank, chi nhánh Đông Đô

2.3.2. Phân tích kết quả phiếu điều tra

2.3.2.1. Kết quả xử lý điều tra, khảo sát khách hàng*

2.3.2.2. Kết quả xử lý phiếu điều tra, khảo sát cán bộ ngân hàng*

2.3.3. Phân tích dữ liệu thứ cấp về hoạt động cho vay hộ SXKD tại Sacombank, chi nhánh Đông Đô

2.3.3.1. Hồ sơ và quy trình cho vay hộ SXKD tại chi nhánh Đông Đô*

2.3.3.2. Các nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay hộ SXKD tại chi nhánh Đông Đô*

CHƯƠNG III: CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1. Một số thành tựu trong cho vay hộ SXKD tại Sacombank Đông Đô

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1. Những hạn chế trong cho vay hộ SXKD tại Sacombank Đông Đô*

3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay hộ SXKD tại Sacombank Đông Đô

3.2. Các hướng giải quyết các vấn đề phát hiện

3.2.1. Đề xuất những giải pháp đối với đơn vị thực tập về vấn đề nghiên cứu

3.2.2. Một số kiếm nghị

3.2.2.1. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan

3.2.2.2. Kiến nghị với hội sở NHTMCP Sacombank

KẾT LUẬN

3. Lời kết luận khoá luận tốt nghiệp tài chính ngân hàng

Tóm lược lại quá trình nghiên cứu của tôi như sau:

  • Khóa luận đã nghiên cứu về tình hình hoạt động cho vay hộ SXKD tại Sacombank Đông Đô bằng các công cụ: sử dụng mô hình SWOT để nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay hộ SXKD; sử dụng phiếu điều tra khách hàng và cán bộ ngân hàng để đưa ra các đánh giá về chi nhánh; và thu thập các dữ liệu thứ cấp, áp dụng các chỉ tiêu định lượng để đánh giá rõ ràng hơn thực trạng hoạt động cho vay hộ SXKD của chi nhánh Đông Đô.
  • Qua việc phân tích các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp tôi đã có một vài phát hiện về hoạt động cho vay hộ SXKD của chi nhánh:
  • Doanh số của hoạt động cho vay hộ SXKD tăng qua các năm.
  • Về quy trình và thủ tục cho vay vốn ngày cần được cải thiện. + Cho vay hộ SXKD tại chi nhánh vẫn còn nợ quá hạn và nợ xấu.

Vì vậy, sau khi phân tích thực trạng đó, tôi đã đưa ra một số đề xuất cho ban lãnh đạo chi nhánh Đông Đô, các cơ quan hữu qua, NHNN và cả hội sở NHTMCP Sacombank các hướng giải quyết những vấn đề còn tồn tại.

Xem chi tiết mẫu khoá luận tốt nghiệp tài chính ngân hàng: tại đây

—-

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!