Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, việc viết luận văn là một phần không thể thiếu. Đặc biệt trong ngành quản trị kinh doanh, một luận văn chất lượng không chỉ giúp sinh viên nắm vững kiến thức mà còn là bước đệm quan trọng cho sự nghiệp tương lai. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của luận văn là lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.
Bài viết này, Viết Thuê 247 sẽ cung cấp mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu cho một bài luận văn quản trị kinh doanh, giúp các sinh viên có thể tham khảo và áp dụng.
1. Lý do chọn đề tài luận văn quản trị thạc sĩ kinh doanh
Báo cáo phát triển con người đầu tiên năm 1990 của UNDP khẳng định “của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó”. Trong tiến trình toàn cầu hóa, lợi thế so sánh của quốc gia và khu vực chuyển từ giàu tài nguyên, mạnh vốn, giá nhân công thấp sang nguồn nhân lực (NNL) có trình độ cao. “Một chính sách phát triển công bằng phải theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc bình đẳng về cơ hội cho mọi người để có việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững…tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa”. Để phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) nhanh và bền vững cần 5 yếu tố chủ yếu: con người, vốn, khoa học – công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý Nhà nước. Cùng với đó, cần thay đổi từ phát triển KT-XH theo chiều rộng với lối đầu tư tăng vốn ồ ạt, khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ sang phát triển bền vững theo chiều sâu, xuất phát từ việc tái cấu trúc toàn diện các nguồn lực càng làm sáng tỏ tầm quan trọng của yếu tố con người, NNL chính là trung tâm của sự phát triển.
Năm 2015 là năm hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Khi đó, các quốc gia thành viên sẽ thực hiện cam kết cho phép tự do dịch chuyển lao động có chứng chỉ đào tạo trên cơ sở thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào tạo mỗi nước thành viên. Những hạn chế về kỷ luật lao động, kỹ năng sống, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động cùng với nhu cầu hội nhập quốc tế nhanh chóng đang đặt ra bài toán khó cho công tác đào tạo NNL của nước ta mà TP.CT là trung tâm đào tạo NNL trọng điểm sau 2015. Gần 30 năm đổi mới đi lên cùng cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.CT đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Là đô thị hạt nhân, động lực phát triển của ĐBSCL, việc xây dựng TP.CT thành trung tâm đào tạo NNL chất lượng cao vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ cấp thiết được toàn xã hội quan tâm.
Trong bối cảnh ĐBSCL hiện hữu mâu thuẫn gay gắt giữa “vựa lúa lớn nhất, vựa trái cây phong phú nhất, vựa thủy sản nhiều nhất với một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém nhất, trình độ học vấn thấp nhất cả nước” cho thấy nhiệm vụ nặng nề của công tác đào tạo NNL ở TP.CT trong tương lai. Nếu có cơ chế chính sách đầu tư hợp lý thì đào tạo NNL sẽ là bước đi chính yếu, duy nhất tạo ra bước đột phá trong phát triển KT-XH cho TP.CT và cả vùng ĐBSCL.
Đào tạo nhằm có được một NNL chất lượng là yếu tố then chốt, quyết định phát triển KT-XH ở TP.CT, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề này. Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài ”Đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT thời kỳ 2015 – 2020” là cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn quản trị thạc sĩ kinh doanh
2.1. Mục tiêu của đề tài
Thứ nhất: hệ thống hóa lý luận về đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH
Thứ hai: phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo NNL phục vụ phát triển KT- XH TP.CT từ năm 2005 đến nay
Thứ ba: đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT từ nay đến năm 2020
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT với các khía cạnh: hệ thống cơ sở đào tạo và hạ tầng cơ sở phục vụ đào tạo; đội ngũ giảng viên
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu: công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT ở các trường ĐH, CĐ, TCCN, cơ sở dạy nghề trên địa bàn
- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành ở TP.CT
- Thời gian nghiên cứu: dữ liệu phân tích từ năm 2005 đến năm 2014, các đề xuất, kiến nghị có ý nghĩa đến năm 2020
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn quản trị thạc sĩ kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: thu thập, khai thác các dữ liệu, thông tin từ nhiều nguồn như các văn kiện, bộ luật, tài liệu, chiến lược, nghị quyết… của Đảng và Nhà nước; số liệu thống kê chính thống từ các Bộ ngành, UBND, các sở ngành, các trường ĐH, CĐ, TCCN, cơ sở dạy nghề trên địa bàn TP.CT; dữ liệu thu thập trên báo, tạp chí, phương tiện truyền thông, kết quả khảo sát đã có… vì tính đặc thù của lĩnh vực quản lý đào tạo NNL (luôn ở trạng thái động vì vận động tự nhiên, vận động cơ học, vận động xã hội) nên phương pháp này được dùng chủ yếu. Phương pháp chuyên gia: nhằm hỗ trợ cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu; lựa chọn công cụ thống kê; hỗ trợ cho việc xem xét, trình bày các đánh giá, kết luận của nghiên cứu cũng như làm cơ sở hình thành các nhóm giải pháp. Các chuyên gia tham khảo bao gồm các nhà quản lý và các nhà khoa học.
Phương pháp điều tra khảo sát: chọn mẫu, khảo sát bằng bảng câu hỏi với sinh viên các trường ĐH, CĐ và TCCN trên địa bàn TP.CT để thu thập ý kiến, nguyện vọng cá nhân của họ nhằm có thêm luận cứ cho các đánh giá, phân tích. Kết quả khảo sát được tổng hợp và xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả.
4. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu đề tài luận văn quản trị kinh doanh
Như đã trình bày, đào tạo NNL là yếu tố then chốt, vừa là yêu cầu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của TP.CT. Hiện có 3 công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
+ Luận án Tiến sĩ “Quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cần Thơ”
- Về lý luận: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về mối quan hệ đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thành phố; Xây dựng được khung lý luận về quản lý đào tạo và nhu cầu NNL trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bổ sung thêm hướng tiếp cận mới trong quản lý đào tạo nhân lực là quản lý đào tạo nhân lực trên cơ sở đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thành phố.
- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.CT. Đề xuất được các giải pháp có tính khoa học cần thiết và khả thi, nhằm đổi mới quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.CT.
+ Luận văn Thạc sĩ “Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ngoại thành TP.CT: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt.”
- Về lý luận: Đã hệ thống được cơ sở lý luận về lực lượng lao động nông thôn và lý thuyết về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Về thực tiễn: Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ngoại thành TP.CT
+ Luận văn Thạc sĩ “Phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.CT đến năm 2020”
- Về lý luận: Đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.CT, từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.CT.
Với những cấp độ, lĩnh vực và nội dung nghiên cứu cũng như về thời gian, ưu nhược điểm khách nhau, những công trình trên cho thấy nhiều quan điểm lý luận, thực tiễn mới nảy sinh cho công tác đào tạo NNL của TP.CT trong điều kiện thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa đào tạo NNL, đề cao năng lực tự học tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào tự học trong nhân dân…nhằm thực hiện quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước ta. Đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT.
5. Bố cục của luận văn quản trị kinh doanh
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn quản trị kinh doanh được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về NNL và đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH
Chương 2: Thực trạng đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT thời kỳ 2015 – 2020
—-
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất cho dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ.
Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!