Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, việc viết luận văn là một nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu đối với sinh viên ngành Du lịch. Một trong những bước đầu tiên và cần thiết để thực hiện luận văn thành công là xác định lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.
Bài viết này, Viết Thuê 247 sẽ cung cấp một mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu đề tài luận văn du lịch để giúp sinh viên ngành hiểu rõ hơn về cách thể hiện những yếu tố này trong bài luận văn của mình.
1. Lý do chọn đề tài luận văn du lịch
Một vài năm gần đây, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang được biết đến tại Việt Nam như một sinh kế thay thế hiệu quả, một công cụ giúp giải quyết bài toán hài hoà mục tiêu bảo tồn và phát triển tại các vùng có đa dạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du lịch. Công cụ bảo tồn và phát triển này đang được sử dụng một cách tối đa tại hầu khắp các Vườn Quốc gia, các khu Bảo tồn Thiên nhiên, Khu Dự trữ sinh quyển, v.v
Tuy nhiên, các loại hình, phương thức kinh doanh du lịch mới được biết đến tại Việt Nam này, cũng giống như hầu hết những gì mới được “du nhập” vào Việt Nam, thường xuyên không được hiểu và thực hành một cách hiệu quả, đúng với những tiêu chí, nguyên tắc phát triển của chúng. Việc phát triển DLCĐ ở VQG Xuân Thủy không là một ngoại lệ.
Mặc dù DLCĐ đang được phát triển ở khu vực này một cách có hệ thống, có định hướng dưới sự quản lý của Ban Quản lý (BQL) VQG Xuân Thủy và sự hỗ trợ kỹ thuật của sở Du lịch tỉnh Nam Định, các cơ quan chức năng và đặc biệt là các tổ chức Phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong đó có Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD); hầu hết các bên liên quan quá chú trọng đến công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, do đó việc hạn chế các tác động tiêu cực từ kinh doanh DLST, DLCĐ đối với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của cư dân trong khu vực này vẫn đang là một vấn đề chưa nhận được những sự quan tâm thích đáng.
Đề tài nghiên cứu “Văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh DLCĐ tại khu vực VQG Xuân Thuỷ” nhằm đưa ra một bộ quy tắc ứng xử phù hợp cho các bên liên quan tới hoạt động kinh doanh DLCĐ ở khu vực này, hạn chế các tác động tiêu cực tới văn hoá, xã hội và đời sống, phong tục tập quán của cư dân trong khu vực sẽ là một bước đi tiên phong trong việc phát huy và gìn giữ các giá trị văn hóa trong hoạt động DLCĐ ở khu vực này.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn du lịch
Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu văn hóa ứng xử trong kinh doanh DLCĐ tại VQG Xuân Thủy. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển các hoạt động DLCĐ một cách bền vững, xây dựng một mô hình điểm về ứng xử văn hóa trong kinh doanh du lịch cộng đồng ở Việt Nam. Cụ thể hơn, đề tài cần đạt được những mục tiêu sau:
- Thu thập, hệ thống hoá, phân tích và xử lý các tài liệu điều tra, nghiên cứu về phát triển Du lịch Cộng đồng tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và khu vực vùng đệm;
- Nghiên cứu, đánh giá văn hóa kinh doanh Du lịch Cộng đồng tại khu vực VQG Xuân Thủy và các tác động của hoạt động này tới đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng địa phương;
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh Du lịch Cộng đồng phù hợp với khu vực nghiên cứu;
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan có trách nhiệm bảo tồn và phát triển tài nguyên trong khu vực nghiên cứu;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn du lịch
3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài luận văn du lịch
Từ thực tế nghiên cứu, dưới góc độ văn hóa học, đề tài khảo sát, nghiên cứu, tiếp cận khu vực VQG Xuân Thủy trên các phương diện tự nhiên – lịch sử – kinh tế – văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, đề tài chủ yếu tập trung nội dung chính: văn hóa ứng xử trong kinh doanh DLCĐ của người dân khu vực này.
Về khu vực: Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên – xã hội, địa lý, dân cư; về lịch sử hình thành và phát triển của khu vực này, các giá trị thiên nhiên, văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, tín ngưỡng lễ hội, các công trình kiến trúc, v .v là tiềm năng phát triển du lịch của khu vực.
Về văn hóa ứng xử trong kinh doanh DLCĐ: Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh DLCĐ, hiện trạng phát triển và văn hóa ứng xử của người dân trong việc kinh doanh DLCĐ. Từ đó, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh DLCĐ, góp phần vào công tác bảo tồn khu Ramsar có tầm quan trọng Quốc tế này.
3.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn du lịch
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu văn hóa ứng xử trong kinh doanh DLCĐ ở khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và các xã vùng đệm (Huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định, Việt Nam). Các vấn đề liên quan tới ứng xử văn hóa trong kinh doanh nói chung và kinh doanh DLCĐ nói riêng ở các khu vực khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh DLCĐ ở khu vực VQG Xuân Thủy. Đây là một phần quan trọng trong việc phát huy hiệu quả kinh doanh bền vững loại hình DLCĐ ở đây.
Các hoạt động khác không liên quan tới nội dung này không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn du lịch
Để thực hiện đề tài, đạt được các mục tiêu đã đề ra, người nghiên cứu dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp: Thu thập, thống kê, phân tích các tài liệu đã có;
- Phương pháp khảo cứu, điều tra thực địa: được sử dụng lấy thông tin, phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên tại địa bàn nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của người dân: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA), thông qua bảng hỏi phỏng vấn với một số hộ gia đình kinh doanh DLSTCĐ, sơ đồ tài nguyên, sơ đồ di chuyển, lịch mùa vụ, phỏng vấn sâu và đối thoại cộng đồng nhằm thu thập và đánh giá thông tin một cách khách quan, có sự tham gia của cộng đồng;
- Lấy ý kiến chuyên gia: Nhằm định hướng nghiên cứu, đánh giá kết quả điều tra và đánh giá tính khả thi của mô hình ứng xử văn hoá được đề xuất;
5. Đóng góp của luận văn du lịch
Về mặt lí luận: Tạo cơ sở khoa học có thể áp dụng được cho việc nghiên cứu văn hóa ứng xử trong kinh doanh DLCĐ, góp phần bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, văn hóa tại các VQG. Về mặt thực tiễn:
- Cung cấp một cái nhìn tổng thể về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội của khu vực VQG Xuân Thủy;
- Đưa ra một cái nhìn tổng quan về văn hóa ứng xử trong kinh doanh DLCĐ của người dân ở khu vực này từ đó góp phần định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh DLCĐ, gắn hoạt động này với công tác bảo tồn thiên nhiên, văn hóa của khu vực;
6. Bố cục của luận văn du lịch
Ngoài phần mở đầu, phần Giải thích các thuật ngữ, khái niệm, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục và Các hình ảnh tham khảo; Luận văn bao gồm 03 chương chính:
- Chương 1: Những vấn đề chung về văn hóa ứng xử trong kinh doanh du lịch cộng đồng và tổng quan về Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử trong kinh doanh DLCĐ ở VQG Xuân Thùy
- Chương 3: Các giải pháp phát triển văn hóa ứng xử trong kinh doanh DLCĐ ở VQG Xuân Thủy.
—-
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất cho dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ.
Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!