Tổng hợp bài mẫu nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh

Bài mẫu nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, việc tham khảo các bài mẫu nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh là một phương pháp hữu hiệu để nắm bắt cấu trúc và phong cách viết. Dưới đây, Viết Thuê 247 sẽ cùng thảo luận về ba mẫu bài nghiên cứu khoa học tiêu biểu trong các lĩnh vực khác nhau.

1. Bài mẫu nghiên cứu khoa học ngành giáo dục mầm non

Tên đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua Internet ở thành phố Hồ Chí Minh

Bài mẫu nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh
Bài mẫu nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh

1.1. Lời cảm ơn nghiên cứu khoa học ngành giáo dục

Với tình cảm chân thành, tác giả kính bày tỏ lòng biết ơn đến:

  • Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM,
  • Quý thầy cô đã giảng dạy lớp cao học QLGD khóa 20,
  • Phòng Sau đại học – trường ĐHSP TPHCM,
  • Khoa Tâm lý Giáo dục – trường ĐHSP TPHCM,
  • Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM,
  • Phòng Giáo dục Mầm non,
  • Phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục,
  • Phòng Giáo dục và Đào tạo 24 quận huyện,
  • Tổ Mầm non 24 quận huyện,
  • BGH, GV, PH ở 24 trường mầm non công lập,
  • Gia đình, bạn bè…đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên để tác giả hoàn thành luận văn. Đặc biệt kính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hồ Văn Liên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ.

1.2. Mục lục nghiên cứu khoa học ngành giáo dục

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Mục đích nghiên cứu

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Giả thuyết khoa học

Nhiệm vụ nghiên cứu

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Bố cục của đề tài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Ở nước ngoài

1.1.2. Ở Việt Nam

1.2. Các khái niệm

1.2.1. Giáo dục và Giáo dục mầm non

1.2.2. Ngành GDMN, trường mầm non

1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học

1.3. Quản lý giáo dục mầm non

1.3.1.Cơ cấu tổ chức quản lý GDMN

1.3.2. Phòng GD-ĐT và công tác quản lý GDMN

1.3.3. Sở GD&ĐT và công tác quản lý GDMN

1.4. Quản lý GDMN qua mạng internet

1.4.1. Mục tiêu quản lý GDMN qua mạng internet

1.4.2. Nội dung quản lý GDMN qua mạng internet

1.4.3. Chức năng quản lý GDMN qua mạng internet

1.4.4. Nguyên tắc, phương pháp, phương tiện QLGDMN qua mạng internet

1.4.5. Sự phối hợp quản lý và QL sự phối hợp GDMN qua mạng internet

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON QUA MẠNG INTERNET Ở TP.HCM

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội – giáo dục TP.HCM

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội TP.HCM

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục TP.HCM

2.2. Giáo dục mầm non ở TP.HCM hiện nay

2.2.1. Quy mô phát triển GDMN TP.HCM

2.2.2. Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe

2.2.3. Công tác giáo dục

2.2.4. Công tác xây dựng môi trường thân thiện trong trường mầm non

2.2.5. Công tác giáo dục bảo vệ môi trường

2.2.6. Công tác giáo dục về an toàn giao thông

2.2.7. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin

2.2.8. Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và GV

2.2.9. Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho giáo dục mầm non

2.2.10. Công tác giáo dục trẻ khuyết tật

2.2.11. Công tác phổ biến kiến thức cho phụ huynh và cộng đồng

2.3. Thực trạng quản lý GDMN qua mạng internet ở TP. HCM

2.3.1. Khái quát quá trình điều tra thực trạng

2.3.2. Thực trạng nhận thức về vai trò của công tác quản lý GDMN qua mạng internet trong công cuộc đổi mới quản lý hiện nay

2.3.3. Thực trạng sử dụng các hình thức / phương tiện quản lý 2.3.4. Thực trạng trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cho công tác quản lý GDMN qua mạng internet

2.3.5. Thực trạng thực hiện các nội dung QLGDMN qua mạng internet 2.3.6. Thực trạng sử dụng internet của các cán bộ quản lý GDMN

2.4. Kết luận thực trạng QLGDMN qua mạng internet ở TPHCM

2.4.1. Ưu điểm

2.4.2. Hạn chế

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.4. Ý kiến của các đối tượng tham gia điều tra (PMN, TMN, BGH, GV, PH) đối với việc quản lý GDMN qua mạng internet

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON QUA MẠNG INTERNET Ở TP. HỒ CHÍ MINH

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lý

3.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

3.2. Các biện pháp

3.2.1. Đề xuất các biện pháp

3.2.2. Tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.3. Lời mở đầu nghiên cứu khoa học ngành giáo dục mầm non

Từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương này đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Để thể chế hoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP vào ngày 04 tháng 8 năm 1993 về “Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90”.

Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012. Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực …”.

Phòng GDMN của Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai công tác quản lý GDMN qua mạng internet. Với việc ứng dụng mạng internet trong quản lý mới này, Phòng GDMN đã dựa vào những căn cứ nào để lựa chọn được các biện pháp quản lý phù hợp, đã gặp phải những khó khăn gì và hiệu quả của việc quản lý công tác này như thế nào?

Để trả lời được các câu hỏi trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý Giáo dục Mầm non qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh”.

1.4. Lời kết luận nghiên cứu khoa học ngành giáo dục mầm non

Ngày nay, với sự phát triển của CNTT, việc ứng dụng nó vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT đã được ứng dụng vào công tác quản lý, giảng dạy, học tập nói chung và quản lý GDMN nói riêng. TPHCM, là một trong những trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của cả nước, đang đi đầu về ứng dụng CNTT trong quản lý nền hành chính. Đến nay, ngành giáo dục TPHCM nói chung và GDMN nói riêng đã đạt được một số thành công ban đầu và đã rút ra được những bài học quý giá cho việc áp dụng thành công CNTT.

Công tác quản lý GDMN qua mạng internet ở TPHCM bước đầu đã có những thành công, đạt được hiệu quả nhất định. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy hầu hết cán bộ quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý GDMN qua mạng internet trong công cuộc đổi mới quản lý. Quản lý GDMN qua mạng internet mang đến rất nhiều hiệu quả trong quản lý: giúp cho tất cả các thông tin được cập nhật nhanh chóng, các thông tin của đơn vị được công khai với cộng đồng. Với ưu điểm có thể xem thông tin vào những thời gian khác nhau, ở những địa điểm khác nhau, giúp cho công việc quản lý trở nên chủ động hơn.

Tuy nhiên, việc quản lý GDMN qua mạng internet vẫn chưa được phát huy mạnh mẽ; việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, viễn thông và internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Việc ứng dụng CNTT trong GDMN vẫn còn khó khăn do chưa được quan tâm đúng mức, khó khăn trong việc đầu tư kinh phí để xây dựng phòng ốc, mua sắm trang thiết bị máy tính và các phụ kiện liên quan. Một số giáo viên đã quen với cách làm “thủ công” dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận, làm quen với các phương tiện hiện đại.

Xem chi tiết bài mẫu nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non: tại đây

2. Bài mẫu nghiên cứu khoa học của giáo viên

Tên đề tài nghiên cứu khoa học: “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên ở trường trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”

Bài mẫu nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh
Bài mẫu nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh

2.1. Lời cảm ơn nghiên cứu khoa học của giáo viên

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 – Những người đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và tạo điều kiện giúp tôi thực hiện bản Luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức đã dành nhiều thời gian để xem xét và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Đề tài này. Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn./.

2.2. Lời mở đầu nghiên cứu khoa học của giáo viên

Có rất nhiều bài viết trên báo và tạp chí về chủ đề nghiên cứu khoa học, với các hướng nghiên cứu khác nhau như quản lý đào tạo nghề và quản lý dạy nghề. Một ví dụ là đề tài “Hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên” của Nguyễn Sỹ Hưng. Theo ông, nghiên cứu khoa học của giảng viên là phương pháp hiệu quả nhất để đào tạo chuyên gia chất lượng cao.

Nguyễn Cảnh Toàn trong bài “Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu” nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với giảng viên. Phan Huy Lê trong bài “Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên” đề xuất các phương pháp nghiên cứu khoa học cho giảng viên là đi sâu vào thực tế và kết hợp thực tế với các đề tài đang nghiên cứu.

Ngoài ra, còn có các đề tài như “Công tác nghiên cứu khoa học với việc nâng cao chất lượng đào tạo” của Hà Thế Ngữ và “Đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đơn vị trường học” của Huỳnh Văn Sơn. Họ đều cho rằng việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trường học là quan trọng, và việc giải quyết vấn đề này sẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, mang lại tiến bộ cho công tác giáo dục và dạy học.

Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên ở trường Trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên ở trường trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” được chọn để nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường, phục vụ cho công tác đào tạo.

2.3. Mục lục nghiên cứu khoa học của giáo viên

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục còn gồm có 3 chương.

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường trung cấp nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
  • Chương 2: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên ở trường trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội.
  • Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên ở trường trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Xem chi tiết bài mẫu nghiên cứu khoa học của giáo dục: tại đây

3. Bài mẫu nghiên cứu khoa học ngành quản lý khoa học và công nghệ

Tên đề tài nghiên cứu khoa học: “Hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học”

Bài mẫu nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh
Bài mẫu nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh

3.1. Lời cảm ơn nghiên cứu khoa học ngành quản lý khoa học và công nghệ

Sau thời gian nghiên cứu và sử dụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học”.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể các thầy giáo, cô giáo thuộc chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Khoa khoa học Quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đã hướng dẫn, chỉ bảo và cho tôi những định hướng, góp ý quý báu trong quá trình thực hiện nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Luận văn cũng đã nhận được nhiều thông tin, ý kiến đánh giá, góp ý và sự giúp đỡ từ các giảng viên, chuyên gia, đồng nghiệp, học viên cao học trong quá trình nghiên cứu. Bạn bè và tập thể lớp Cao học Quản lý KH&CN K12, đã chia sẻ kinh nghiệm và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc trước sự giúp đỡ đó.

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với Viện Kinh tế – Tài chính, Học viện Tài chính đã hỗ trợ và tạo điều kiện về thời gian và tài chính cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi đã cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, tuy nhiên, do những khó khăn về sức khỏe, thời gian, và trình độ, kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý chân thành của Quý thầy/cô giáo và các anh/chị học viên để giúp tôi hoàn thiện Luận văn của mình.

Trân trọng cảm ơn!

3.2. Mục lục nghiên cứu khoa học ngành quản lý khoa học và công nghệ

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.1. Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học

1.1.1. Khoa học

1.1.2. Nghiên cứu khoa học

1.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học

1.3. Logic của nghiên cứu khoa học

1.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

2.1. Khái quát về Học viện Tài chính

2.2. Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính

2.2.1. Các nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính

2.2.2. Tình hình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính

2.3. Thực trạng công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính

2.3.1. Thực trạng về tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính

2.3.2. Quy trình đánh giá kết quả nghiên cứu

2.3.3. Đội ngũ đánh giá

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (TRƯỜNG HỢP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH)

3.1. Căn cứ để hoàn thiện tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu tại Học viện Tài chính

3.2. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính

3.3. Khảo nghiệm hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính

KẾT LUẬN

3.3. Lời mở đầu nghiên cứu khoa học ngành quản lý khoa học và công nghệ

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu nhận thức và nhu cầu cải thiện đời sống đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, việc bàn thảo, tọa đàm và xem xét kết quả nghiên cứu luôn là nhu cầu không thể thiếu. Đây là các khía cạnh của việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.

“Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học là công việc cần thiết trong tổ chức nghiên cứu khoa học. Điều quan trọng nhất là cần phải đánh giá để hiểu được giá trị khoa học thực sự của kết quả nghiên cứu” [4;tr.3]. Đối với mỗi tổ chức nghiên cứu, đơn vị giáo dục – đào tạo, việc đánh giá kết quả nghiên cứu góp phần nhận dạng chất lượng của các công trình khoa học, chọn lựa những nhà nghiên cứu xứng đáng được vinh danh. Từ đó, việc này góp phần quan trọng vào sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức và đóng góp những kết quả nghiên cứu chất lượng có ích cho xã hội.

Tuy nhiên, hoạt động đánh giá nghiên cứu khoa học ở nước ta chưa thực sự phản ánh chất lượng của các kết quả nghiên cứu. Hiện nay, việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học còn mang nặng tính cảm tính, phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá. Một trong những nguyên nhân chính là do hệ thống tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học chưa phù hợp. Các tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học chưa phản ánh đầy đủ yêu cầu về tính mới, tính logic và giá trị khoa học của một nghiên cứu khoa học. Nhiều tiêu chí đánh giá còn rất chung chung, không rõ ràng, dẫn đến việc xếp loại chất lượng các kết quả nghiên cứu khoa học không chuẩn xác.

Với ý nghĩa đó, đề tài “Hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học” sẽ phân tích những bất cập trong tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học hiện nay và từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học.

3.4. Lời kết luận nghiên cứu khoa học ngành quản lý khoa học và công nghệ

Việc tạo lập và sử dụng đồng vốn hiệu quả là một yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong những năm qua, Công ty CP Xây lắp Dầu khí Hà Nội đã nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và đã cải thiện hiệu quả tổ chức sử dụng Vốn lưu động (VLĐ). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Do đó, trong thời gian tới, công ty cần tìm ra các giải pháp hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Qua thời gian nghiên cứu vấn đề sử dụng VLĐ của công ty trong nền kinh tế thị trường, luận văn đã đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến việc sử dụng VLĐ.

Đồng thời, đã phân tích thực trạng công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của công ty, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Hi vọng rằng công ty sẽ xem xét và lựa chọn một số ý kiến trong việc tổ chức sử dụng VLĐ hiệu quả.

Xem chi tiết bài mẫu nghiên cứu khoa học ngành quản lý khao học và công nghệ: tại đây

—-
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!