Tổng hợp 10 mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục ấn tượng từ những sinh viên điểm 9,10

Lời mở đầu luận văn giáo dục

Việc viết lời mở đầu luận văn là một nhiệm vụ đòi hỏi sự sáng tạo, thông minh và sự thông thạo về kiến thức chuyên môn. Không chỉ cần phải thu hút người đọc ngay từ những dòng đầu tiên, lời mở đầu còn cần phải định rõ hướng đi cho toàn bộ bài luận.

Trong bài viết này, cùng Viết Thuê 247 tìm hiểu về 10 mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục ấn tượng. Những mẫu lời mở đầu này đã được chọn lọc từ những sinh viên xuất sắc, đã đạt điểm 9, 10 trong các bài luận văn của họ. Hãy cùng tìm hiểu và lấy cảm hứng từ những mẫu lời mở đầu này để viết nên những bài luận văn ấn tượng và chất lượng của riêng bạn.

1. Mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục chất lượng kiểm định

Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế về ảnh hưởng của KĐCLGD đến các hoạt động của CSGD, các nghiên cứu tập trung nhiều vào những ảnh hưởng của KĐCLGD đại học đến giảng dạy, học tập và nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đề cập sâu đến việc KĐCLGD trường đại học có hiệu quả như thế nào đối với hoạt động hỗ trợ việc học tập của người học.

Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hiệu quả của kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học đối với công tác hỗ trợ việc học tập của người học tại một số trường đại học của Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào hệ thống lý luận về hiệu quả của KĐCLGD CSGD đến chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và đến công tác hỗ trợ việc học tập của người học nói riêng, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này, đồng thời giúp các nhà lãnh đạo, quản lý CSGD có thêm thông tin để xây dựng các chính sách, chế độ để hỗ trợ người học và nâng cao chất lượng đào tạo trong đơn vị mình.

2. Mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục chương trình đào tạo

Những năm gần đây, Bộ giáo dục – đào tạo, Bộ Y tế, các trường có đào tạo CN Điều dưỡng trình độ đại học, đang triển khai phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo “Chuẩn năng lực điều dưỡng”. Mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực của CNĐD về: thái độ, kiến thức, kỹ năng.

Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại họcY Dược TPHCM là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực CNĐD có trình độ và chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các tỉnh phía Nam. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc tế, Đại học Y Dược TPHCM cấp thiết phải phát triển chương trình đào tạo CNĐD.Vì chương trình đào tạo CNĐD là một trong những thành tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TP HCM; Nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ nhân lực CNĐD chuẩn mực, chất lượng, chuyên nghiệp. Để chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐHYD TP HCM hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cần chú trọng tạo được cấp độ khác biệt về nhân cách, năng lực theo tiến trình đào tạo, phù hợp với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ đào tạo Cử nhận ĐD trình độ đại học của Đại học Y Dược TP HCM.

Nghề điều dưỡng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (CSSK) con người, là nghề vừa mang tính khoa học kỹ thuật ứng dụng vừa mang tính nghệ thuật, vừa có giá trị nhân văn, vừa có khả năng hội nhập quốc tế cao. Nhu cầu CSSK của xã hội Việt Nam và xu thế phát triển nghề Điều dưỡng thế giới, đều đang cần nhiều CNĐD có chất lượng cao, đạt trình độ đại học để CSSK cộng đồng, với khả năng thích ứng nhu cầu việc làm một cách linh hoạt ở trong nước và quốc tế. Nhưng nguồn nhân lực CNĐD sau tốt nghiệp do Đại họcY Dược TP HCM đào tạo hiện nay, khi ra trường chưa đáp ứng những chuẩn năng lực nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội cần, chưa phù hợp xu thế toàn cầu hóa, nhằm  đảm bảo cho an toàn sức khỏe và tính mạng con người. Vì vậy, cần “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”, với chiến lược “đột phá vào quản lý giáo dục”, chú trọng phát triển chương trình đào tạo sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội.

Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh làm luận văn tốt nghiệp, sau khi học chương trình cao học Quản lý Giáo dục.

3. Mẫu lời mở đầu luận văn phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình trong giáo dục trẻ nhằm giúp tạo sự thống nhất về nội dung, phương pháp, khắc phục những thiếu sót trong quá trình giáo dục, đa dạng các môi trường giáo dục góp phần hình thành nhân cách, phát triển toàn diện cho trẻ.

Để hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ đạt được kết quả như mong muốn thì việc phải quản lý nó là một điều tất yếu và công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ phải được thực hiện thường xuyên, khoa học và có hiệu quả. Việc quản lý tốt hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đã giao. Nhưng trên thực tế công tác này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của nhà trường bên cạnh những công tác khác. Việc quản lý các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ chưa thật sự hiệu quả, còn nhiều bất cập, một số trường mầm non chưa có kế hoạch cụ thể, riêng biệt về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ mà chủ yếu dựa vào kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, kế hoạch chuyên môn, công tác kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức…

Từ những vấn đề nêu và trên cơ sở tiếp cận các nghiên cứu có liên quan, tôi đã chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ ở các trường mầm non Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh”

4. Mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục trong Đại học đa ngành, đa lĩnh vực

Trường Đại học Giáo dục được chính thức thành lập từ 2009 trên cơ sở Khoa Sư phạm là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trường đại học giáo dục là cơ sở đại học đầu tiên trong cả nước đã và đang thực hiện đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình kết hợp – kế tiếp (a+b) trên cơ sở phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong kế hoạch chiến lược của mình, Trường Đại học Giáo dục đã xác định:

  • Lấy đổi mới kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy – học phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ làm khâu đột phá về đổi mới giáo dục đại học. Thực hiện đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của ĐHQGHN là khâu then chốt cho sự phát triển bền vững.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học và quản lý.
  • Nghiên cứu triển khai áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ cho các môn học thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm, đồng thời triển khai ứng dụng hệ thống đảm bảo chất lượng trong quản lý đào tạo trên cơ sở tin học hóa.

Từ những lý do trên, tác giả đi đến lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực” với nội dung chính là xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm trong đại học đa ngành đa lĩnh vực làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý giáo dục.

5. Mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục nghiên cứu chương trình đào tạo

Trong công tác kiểm định chất lượng, Đại học Quốc gia Hà Nội có một vị thế đặc biệt. Bản thân Đại học Quốc Gia Hà Nội, cũng thực hiện kiểm định chất lượng theo những quy định riêng của mình. Ngày 30/7/2007, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký Quyết định số 4447/QĐ-KĐCL ban hành Bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) và Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình của Hoa Kỳ và Châu Âu. Bộ tiêu chuẩn có 5 tiêu chuẩn, 22 tiêu chí, mỗi tiêu chí có 4 mức. Đây là Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đầu tiên được ban hành ở Việt Nam. Đặc biệt, ngày 25/2/2015, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký Hướng dẫn số 694/HD-ĐHQGHN ban hành hướng dẫn đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng trong Đại học Quốc gia trong đó có ban hành Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo định hướng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN).

Kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn”, làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Trong hạn hẹp đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn bước đầu tìm hiểu và đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.

6. Mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục phát triển đội ngũ giảng viên

Trường Đại học Tây nguyên được thành lập theo quyết định số: 298/CP ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực đa dạng và phong phú, có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu xây dựng Tây Nguyên thành một vùng giàu có về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng. Trường có trách nhiệm giáo dục và phát triển nhân tài cho vùng Tây Nguyên, một vùng đầy tiềm năng và cơ hội.

Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHTN đã có đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học lớn mạnh, chuyên sâu trong các lĩnh vực Nông – Lâm – Công nghiệp – Kỹ thuật – Sư phạm – Y học. Những nguồn lực này đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực Tây Nguyên.

Trong những năm qua, trường đã thực hiện nhiều chính sách nhằm tăng cường đội ngũ giảng viên và cán bộ, bao gồm việc giữ lại sinh viên giỏi để đào tạo thành giảng viên, tiếp nhận cán bộ từ nơi khác có trình độ cao, chuyên môn giỏi, và tuyển chọn những viên chức có năng lực, đạo đức, tác phong chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu công tác.

Trong giai đoạn phát triển mới, Trường Đại học Tây Nguyên đã mở rộng quy mô đào tạo, mở thêm nhiều mã ngành mới, khiến cho số lượng sinh viên tăng lên nhanh chóng, từ 7.321 sinh viên năm 2006 đã tăng lên 17.297 sinh viên vào năm 2010. Điều này đã khiến việc phát triển đội ngũ giảng viên của Trường trở thành nhiệm vụ cấp thiết, đòi hỏi những người làm công tác tổ chức phải nghiên cứu nghiêm túc các vấn đề về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Đại học Tây Nguyên. Bởi vậy, đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên” được tác giả lựa chọn làm vấn đề nghiên cứu, với mong muốn đưa ra những phương pháp hợp lý và hiệu quả để cải thiện chất lượng đội ngũ giảng viên của trường, góp phần vào sự phát triển toàn diện của vùng Tây Nguyên.

7. Mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục trường tiểu học

Kiểm định chất lượng giáo dục (KÐCLGD ) được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong thời gian tới; là một công cụ quan trọng giúp các cơ quan lý đánh giá, xác định mức độ đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ của các nhà trường; đồng thời cũng là một trong những giải pháp quản lý hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục (CSGD), các nhà trường.

Mặc dù xác định hoạt động KÐCLGD là cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường, nhưng thực tiễn việc triển khai, thực hiện KÐCLGD tại các CSGD nói chung và các trường tiểu học nói riêng còn hình thức, chưa khoa học, chưa có chiều sâu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện KÐCLGD chưa đạt hiệu quả như mong muốn, trong đó có một nguyên cơ bản là các CSGD chưa chú trọng đến các biện pháp nhằm tự đảm bảo chất lượng giáo dục; chưa xây dựng cho mình một hệ tham chiếu theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng để đảm bảo chất lượng

cho trường mình, mà KÐCLGD chỉ có thể đạt được yêu cầu khi việc đảm bảo chất lượng giáo dục được các nhà trường chú trọng.

Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trên với kinh nghiệm nhiều năm làm nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo về công tác KÐCLGD của Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) Hải Dương, nên tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (ĐGCLGD) tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Dương”

8. Mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục trường trung học phổ thông

Bình Phước là một địa phương có nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm đầu tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ giáo viên thiếu trầm trọng, cơ sở vật chất thiếu thốn, còn diễn ra tình trạng trường lớp tạm bợ, học ba ca, và chất lượng giáo dục ở điểm xuất phát thấp. Trong khi đó, áp lực tăng dân số cơ học là rất lớn, do dân ở các địa phương khác di cư đến lập nghiệp, phần lớn là các hộ nghèo, thiếu đất canh tác nên không có điều kiện cho con em đi học. Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Bình Phước đã có định hướng và tầm nhìn chiến lược về xây dựng và phát triển, đồng thời tích cực triển khai các nội dung, giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông trên địa bàn TX. Đồng Xoài tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp đổi mới giáo dục chung của đất nước.

9. Mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục trường cao đẳng sư phạm

Có thể nói rằng công tác đánh giá trong giáo dục xuất phát từ nhiều khía cạnh, trong đó có việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và sinh viên nói riêng xưa nay vẫn được coi trọng. Kết quả học tập của sinh viên là tiêu chí quan trọng nói lên sự trưởng thành, mức độ thành đạt và cũng là thước đo quan trọng thể hiện trình độ tổ chức giáo dục các trường đại học và cao đẳng. Chính vì thế, các nước trên thế giới đều đề ra công tác nghiên cứu việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Một số nước còn liên kết tổ chức điều tra về kết quả học tập của học sinh, sinh viên và so sánh kết quả học tập của các em trên mặt bằng quốc tế.

Việc đánh giá kết quả học tập, không những cần đề cập đến nhiều yếu tố, mà mối quan hệ giữa những yếu tố ấy cũng rất phức tạp. Bởi vậy, trong quá trình đánh giá này, cần phải coi trọng việc nghiên cứu những kinh nghiệm của giảng viên đã tích luỹ được trong việc đánh giá kết quả học tập, mặt khác còn phải xuất phát từ những lý luận về đánh giá giáo dục, lý luận giáo dục học nói chung và các chính sách giáo dục, để tiến hành nghiên cứu tổng hợp. Nếu công tác đánh giá kết quả học tập được phát triển đúng đắn, đảm bảo khách quan, công bằng thì sẽ là động lực thúc đẩy người học chủ động, tích cực sáng tạo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Với tất cả những lí do trên, luận văn muốn đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm góp phần tạo cơ sở cho việc thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Chính vì thế, nghiên cứu thực trạng về việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là một nghiên cứu cần thiết.

10. Mẫu lời mở đầu luận văn giáo dục tiểu học

Luận án được hoàn thành tại trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, sự giúp đỡ tận tình, trách nhiệm cao của TS. Trần Quốc Việt.

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, lãnh đạo, cán bộ, giảng viên trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đã dành cho em những điều kiện hết sức thuận lợi; giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu giúp em nâng cao trình độ và hoàn thiện luận án.

Em xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng khoa học chuyên ngành Quản lý giáo dục, các thầy cô của Khoa Sau đại học và Đào tạo Quốc tế trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, các thầy cô đã tham gia quản lý, giảng dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn chỉnh đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, giáo viên trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho em có cơ hội phấn đấu trong công tác cũng như trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình.

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để thực hiện bản luận án này.

—-
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!