Mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu đề tài của bài luận văn kinh tế

Mẫu lý do chọn đề tài luận văn kinh tế

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, việc viết luận văn là một phần không thể thiếu. Đặc biệt trong ngành kinh tế, một luận văn chất lượng không chỉ giúp sinh viên nắm vững kiến thức mà còn là bước đệm quan trọng cho sự nghiệp tương lai. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của luận văn là lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.

Bài viết này, Viết Thuê 247 sẽ cung cấp mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu cho một bài luận văn kinh tế, giúp các sinh viên có thể tham khảo và áp dụng.

1. Mẫu lý do chọn đề tài luận văn kinh tế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm. Một trong những nguyên nhân đó là do sinh viên định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…” (Bài viết của ThS Thân Trung Dũng, năm 2015). Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên đại học là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Vì thế, tìm hiểu được nhu cầu, nguyện vọng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là góp phần giải quyết được vấn đề “nóng” hiện nay của sinh viên. Chính vì vậy, Nghiên cứu giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên tốt nghiệp rất được các nhà khoa học và nhà quản lý trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, tác giả thấy chưa có nhiều công trình nào tập trung nghiên cứu về việc làm và chính sách giải quyết việc làm cho sinh viên, đặc biệt là trong khu vực nghiên cứu là TP. Hồ Chí Minh. Chính vì thế, tác giả chọn “Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đại học. Nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mẫu mục đích nghiên cứu đề tài dành cho luận văn kinh tế

Mẫu lý do chọn đề tài luận văn kinh tế
Mẫu lý do chọn đề tài luận văn kinh tế

2.1. Mục tiêu của đề tài luận văn kinh tế

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm:

  • Tìm hiểu về định hướng việc làm của sinh viên các trường Đại học sau khi tốt nghiệp của các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng chọn việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
  • Đề xuất các giải pháp cho Nhà trường, cho Sinh viên và chính sách hỗ trợ của cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ việc việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

2.2. Đối tượng và phạm vi của đề tài luận văn kinh tế

  • Đối tượng nghiên cứu: sinh viên năm ba, năm tư của các trường Đại học tại TP.Hồ Chí Minh.
  • Phạm vi nghiên cứu: đề tài sẽ thực hiện tại 7-10 trường Đại học ở Tp. Hồ Chí Minh.

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài cho luận văn kinh tế

3.1. Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của triết học Mác – Lenin:

  • Phương pháp biện chứng duy vật: là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xác định phạm vi, khả năng áp dụng các yêu cầu, phương pháp một cách hợp lý và có hiệu quả.
  • Phương pháp hệ thống: phân chia đối tượng mà hoạt động nhận thức và thực tiễn tác động đến các yếu tố, xác định môi trường mà khách thể tồn tại; phát hiện được những mối quan hệ, liên hệ tất yếu, ổn định giữa các yếu tố; xác định các thuộc tính tổng hợp và phát hiện ra tính hướng đích của hệ thống và xu hướng phát triển của khách thể hệ thống.
  • Phương pháp logic thống nhất với lịch sử: tổng hợp trong mình những nguyên tắc (quan điểm), yêu cầu mang tính phương pháp luận của toàn bộ triết học Mác – Lenin, mà cốt lõi là phép biện chứng duy vật. Nhận định trong V.I.Lenin: TT.T.39.NXB Tiến Bộ.M.1984, tr.78 “Một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó trải qua những giai đoạn phát triển nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào”. Từ cơ sở lý thuyết đó trong quá trình nghiên cứu cần đảm bảo tính logic thống nhất với lịch sử để phân tích thực trạng, nhận định và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại các trường Đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

3.2. Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước:

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với nhiều phương pháp: nghiên cứu định tính với hình thức phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm với một số sinh viên đang học tại trường Đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Ở bước này, cũng thực hiện phỏng vấn sơ bộ một số chuyên gia đồng thời tham khảo các dữ liệu thứ cấp. Trên cơ sở đó, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đề cương nghiên cứu và mô hình nghiên cứu được hình thành. Ngoài ra, bản câu hỏi nghiên cứu cũng được xây dựng và hoàn thiện.

Bước 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua việc phát phiếu khảo sát trực tuyến, khảo sát trực tiếp các đối tượng nghiên cứu. Sau khi quá trình thu thập dữ liệu kết thúc, thông tin từ các phiếu khảo sát được mã hóa và làm sạch dữ liệu sơ cấp. Tiếp theo, thống kê miêu tả trong nghiên cứu định lượng được sử dụng để tiến hành xử và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu được trình bày dựa trên kết quả phân tích dữ liệu. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn trực tiếp trong nghiên cứu định tính cũng được sử dụng để làm rõ hơn về kết quả nghiên cứu cũng như góc nhìn của các chuyên gia về kết quả phân tích dữ liệu.

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài luận văn kinh tế

  • Đối với Sinh viên sắp tốt nghiệp: Qua đề tài này, các bạn sinh viên năm cuối sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề việc làm của mình trong tương lai. Từ đó có thể có những bước chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Đồng thời, giúp giải tỏa được một phần những lo lắng, vướng mắc cho sinh viên khi bước ra ngoài môi trường thực tế chứ không bị bó hẹp trong phạm vi nhà trường.
  • Đối với Nhà trường: Thông qua đề tài này phản ánh một số định hướng, mong muốn, nguyện vọng về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, từ đó hiểu được một số khó khăn, lo lắng của sinh viên. Qua đó giúp cho nhà trường có một số hướng về giáo dục – đào tạo, hướng nghiệp nhằm giải quyết phần nào những mong muốn của sinh viên để giúp sinh viên an tâm hơn trong quá trình tìm việc làm.

5. Kết cấu của luận văn kinh tế

Ngoài phần lý do chọn đề tài, mục tiêu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài có bố cục gồm 4 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học.
  • Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
  • Chương 3:Thực trạng việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
  • Chương 4: Định hướng và giải pháp việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu đề tài của bài luận văn kinh tế:

—-

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất cho dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!