Mẫu Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Xây Dựng Chi Tiết, Mới Nhất

Mẫu khoá luận tốt nghiệp ngành xây dựng

Trong bài viết này, Viết Thuê 247 sẽ giới thiệu về mẫu khoá luận tốt nghiệp ngành xây dựng chi tiết, mới nhất. Đây là một nguồn tài nguyên hữu ích cho các sinh viên theo học ngành này, giúp họ có cái nhìn rõ nét hơn về cách thực hiện một khoá luận tốt nghiệp chất lượng.

1. Mẫu lời cam đoan khoá luận tốt nghiệp ngành xây dựng

Ngoài những kết quả tham khảo từ những công trình khác như đã được ghi trong khoá luận, tôi xin cam kết rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện và luận văn chỉ được nộp tại Trường Đại học …. Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khoá luận đều được ghi rõ nguồn gốc.

2. Mẫu lời cảm ơn khoá luận tốt nghiệp ngành xây dựng

Khoá luận tốt nghiệp hoàn thành là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của học viên tại Trường Đại học… . Bên cạnh những nỗ lực của học viên, hoàn thành chương trình luận văn không thể thiếu sự giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ của tập thể Thầy, Cô khoa Kiến trúc Xây dựng (Trường Đại học … ) trong quá trình học tập cũng như hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS.Lê Đình Kỳ cùng tập thể các thầy cô, đồng nghiệp đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt khoá luận này. Cũng nhân dịp này, tôi xin trân trọng cám ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp … đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khoá luận.

3. Mẫu lời mở đầu khoá luận tốt nghiệp ngành xây dựng

Trong những năm gần đây, với sự mở cửa và hội nhập của nền kinh tế đất nước, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của kinh tế. Đồng thời với sự phát triển về kinh tế, chúng ta cũng nhận thấy một tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Các thành phố lớn đang trải qua sự tăng trưởng dân số đột biến, điều này dẫn đến nhu cầu về nhà ở tăng lên đáng kể. Để đáp ứng được nhu cầu này, hàng loạt các chung cư cao tầng và các trung tâm thương mại đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ.

Nhìn vào những yêu cầu thực tế này, chúng ta thấy rõ ràng rằng yêu cầu đặt ra cho các kỹ sư xây dựng là phải nghiên cứu và thiết kế các công trình có không gian lớn ở các tầng bên dưới để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt công cộng. Điều này bao gồm các siêu thị, bãi để xe, trung tâm thương mại, và văn phòng đại diện. Ở các tầng trên, các phòng cần có không gian nhỏ hơn để phù hợp với nhu cầu về phòng ở, khách sạn hay căn hộ gia đình.

Để đáp ứng được các yêu cầu này, một trong những giải pháp kết cấu quan trọng đó là sử dụng kết cấu “dầm chuyển” để đỡ các vách cứng hay cột trọng nhà nhiều tầng.

Lý do nghiên cứu

Theo xu hướng hiện nay, các nhà nhiều tầng không chỉ đơn thuần là nơi ở, mà còn là các công trình phức hợp đáp ứng nhiều công năng khác nhau. Các tầng bên dưới thường sử dụng cho mục đích thương mại và dịch vụ, trong khi các tầng bên trên được sử dụng cho văn phòng làm việc và các căn hộ ở. Để có được không gian kiến trúc như trên, yêu cầu này đòi hỏi các nhịp khung lớn ở bên dưới và các nhịp khung nhỏ hơn ở bên trên. Để đáp ứng được yêu cầu này, chúng ta cần phải có một kết cấu chuyển đổi giữa các tầng. Chính vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Phân tích kết cấu vách – dầm đỡ vách trong nhà cao tầng bê tông cốt thép” để nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn.

4. Mục lục khoá luận tốt nghiệp ngành xây dựng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Đặt vấn đề

1.2. Tầm quan trong của vấn đề cách âm trong cuộc sống

1.3. Âm thanh và sự lan truyền âm thanh

1.3.1. Khái niệm

1.3.2. Sự lan truyền âm thanh

1.4. Vật liệu cách âm và vật liệu tiêu âm

1.4.1. Vật liệu tiêu âm

1.4.2. Vật liệu cách âm

1.4.3. Những điều kiện cần thiết để cho quá trình tiêu âm, cách âm có hiệu quả

1.4.4. Một số hình ảnh về vật liệu cách âm

1.4.5. Một số hình ảnh về vật liệu tiêu âm

1.6. Mục tiêu nghiên cứu

1.7. Đối tượng nghiên cứu

1.8. Phạm vi nghiên cứu

1.9. Ý nghĩa của nghiên cứu

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Mục đích của việc sử dụng bài toán Model và bài toán Harmonic Response trong việc giải quyết bài toán truyền âm

2.1.1. Bài toán Mode

2.1.2. Bài toán Harmonic Response

2. 2. Công thức về áp lực âm thanh

2.3. Tương tác cấu trúc chất lỏng

2.3.1. Phương trình sóng âm

2.3.2. Công thức phần tử hữu hạn của phương trình sóng

2.3.3. Tương tác cấu trúc – âm thanh

2.4. Công thức chuyển vị các phần tử âm than

2.5 Mô thình âm thanh với phân tích phần tử hữu hạn

2.6. Một số phần tử trong ANSYS cho phân tích âm thanh

2.7. Một số công cụ mô phỏng của âm thanh

2.7.1. Khối âm thanh

2.7.2. Sự kích thích

2.7.2.1. Nguồn sóng

2.7.2.2. Nguồn khối lượng

2.7.3. Lực tác động

2.7.3.1. Áp suất tĩnh

2.7.3.2. Tấm trở kháng

2.7.4. Điều kiện biên

2.7.4.1. Biên trở kháng

2.7.4.2. Biên bức xạ

2.7.4.3. Bề mặt suy giảm

2.7.4.4. Bề mặt tự do

2.8. Mức áp suất âm

2.9. Cường độ âm thanh

3.1. Bài toán hấp thụ âm thanh

3.1.1. Tổn thất chèn (IL) và tổn thất truyền âm (TL)

3.1.2. Mô tả bài toán:

3.1.3. Xây dựng và giải quyết bài toán trong Ansys Workbench

3.2. Bài toán cách âm

3.2.1. Mô tả bài toán

3.2.2. Xây dựng và giải quyết bài toán trong Ansys Workbench

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

4.1. Kết luận

4.2. Ưu điểm của luận văn

4.3. Nhược điểm của luận văn

4.4. Hướng phát triễn của luận văn

4. Mẫu lời kết luận khoá luận tốt nghiệp ngành xây dựng

Kết cấu dầm cao đỡ vách (dầm chuyển) với các đặc điểm cấu tạo và khả năng chịu lực đặc biệt, được sử dụng trong nhà cao tầng BTCT. Nó đáp ứng được các yêu cầu công năng và có thể là giải pháp tốt trong một số trường hợp đòi hỏi hệ kết cấu chuyển vượt nhịp lớn giữa các tầng trên và tầng dưới của tòa nhà.

Đặc điểm làm việc của kết cấu dầm chuyển và nguyên lý cấu tạo của loại dầm này khác so với kết cấu chịu uốn thông thường. Trong quá trình làm việc, dầm cao phải nhận tải trọng lớn từ cột và vách phía trên truyền xuống. Do đó, dạng phá hoại do lực cắt thường hay xảy ra với dầm cao (dầm chuyển), cần phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố này trong thiết kế.

Kết quả tính toán ví dụ thực tế cho thấy có sự khác nhau lớn giữa hai phương pháp, đây là một lưu ý quan trọng trong thực hành thiết kế. Các kỹ sư cần lưu ý khi lựa chọn phương pháp tính và sử dụng kết quả tính toán vào công trình thực tế.

Dựa trên việc tính toán của hai phương pháp, tác giả nhận thấy kết quả tính toán như sau:

  • Phương pháp tính theo kinh nghiệm của ACI 318-02:
  • Phương pháp tính toán tường minh: Kết quả tính toán phản ánh đúng sự làm việc của dầm so với thực tế.
  • Phương pháp giàn ảo: Kết quả tính toán phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn mô hình chống giằng. Để chọn được kết quả tính toán hợp lý, phải tính toán trên nhiều mô hình chống giằng khác nhau, từ đó lựa chọn ra mô hình chống giằng tối ưu.

—-

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!