Mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu đề tài của bài luận văn Kế toán

Lý do chọn đề tài luận văn Kế toán

Viết luận văn kế toán là một phần quan trọng trong chương trình học của sinh viên ngành Kế toán. Một trong những bước đầu tiên và quan trọng là xác định lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.

Bài viết này, Viết Thuê 247 sẽ cung cấp một mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu đề tài của bài luận văn kế toán để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách thể hiện những yếu tố này trong bài luận văn của mình.

1. Lý do chọn đề tài luận văn Kế toán

Lý do chọn đề tài luận văn Kế toán
Lý do chọn đề tài luận văn Kế toán

Tài sản cố định (TSCĐ) là những cở sở vật chất không thể thiếu trong nền kinh  tế cũng như trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp  (DN). Tài sản cố định quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm từ đó  ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN.

Trong tiến trình hội nhập xu thế cạnh tranh là tất yếu, để có thể tồn tại và phát  triển trong môi trường mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi các DN phải không ngừng  nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt nhu cầu  thị trường, từ đó lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo  ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu  dùng. Do đó việc đổi mới và nâng cấp tài sản cố định trong DN để theo kịp sự phát triển của  xã hội là một vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị,  cải tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất  lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh tranh  chiếm lĩnh thị trường.

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc miền đất cực Nam của tổ quốc Việt Nam với bờ biển  dài 56 km, diện tích vùng biển 4 vạn km2. Động vật biển rất phong phú về trữ lượng  và giá trị. Trong những năm gần đây ngành chế biến thủy sản của tỉnh Bạc Liêu được  phát triển mạnh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế tỉnh Bạc Liêu.

Ngành thủy sản có tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và là bộ phận  không thể thiếu đối với quá trình hoạt động và phát triển của các DN thủy sản. Trong  tiến trình hội nhập, các DN thủy sản đứng trước sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng  sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, vì vậy nâng cấp và trang  bị tài sản cố định để phục vụ cho quá trình sản xuất trong giai đoạn này là tất yếu. Một yêu cầu  đặt ra là phải quản lý tốt tài sản cố định trong DN, muốn vậy công tác kế toán TSCĐ trong DN phải được tổ chức chặt chẽ và khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế, với chuẩn mực  và chế độ kế toán phù hợp với khả năng điều kiện của DN và đáp ứng được yêu cầu  quản lý. Bởi lẽ làm tốt công tác kế toán TSCĐ không chỉ giúp DN quản lý TSCĐ cả về số lượng và giá trị mà còn giúp DN có cơ sở đáng tin cậy để đánh giá hiệu quả sử dụng  tài sản từ đó có các quyết định đầu tư phù hợp.

Trong những năm qua các DN nước ta nói chung và các DN thủy sản tỉnh Bạc  Liêu nói riêng đã có những nổ lực đáng ghi nhận trong việc tiếp thu chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế và hoàn thiện chế độ kế toán tài sản cố định để đáp ứng yêu cầu của quá trình  hội nhập kinh tế. Tuy nhiên ở DN thủy sản vẫn còn những bất cập, hạn chế như chưa  có sự quản lý một cách khoa học về tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cố định phục vụ cho hoạt động SXKD, chưa sử dụng đúng công suất của TSCĐ, do đó việc  giảm giá thành sản phẩm vẫn chưa đạt mục tiêu mong muốn. Về công tác kế toán tài sản cố định tại các DN thủy sản còn nhiều tồn tại cần hoàn thiện như cách phân loại tài sản cố định chưa thống nhất với tính chất tham gia của TSCĐ, phương pháp khấu hao TSCĐ chưa  hợp lý, việc quản lý và phân cấp quản lý tài sản cố định ở các DN thủy sản chưa được thuận  lợi cho công tác đánh giá hiệu quả tài sản cố định.

Thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán  DN thay thế Quyết định 15/2006/QĐ – BTC có những chuyển biến tích cực, trong đó  có những điểm mới có liên quan đến hạch toán tài sản cố định của DN. Thông tư 200/2014/TT  – BTC ra đời đã đưa kế toán Việt Nam tiến thêm một bước trong tiến trình hội nhập kế  toán quốc tế.

Xuất phát từ thực trạng đó tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế  toán tài sản cố định trong tiến trình hội nhập – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp thủy  sản Tỉnh Bạc Liêu” cho luận văn thạc sĩ của mình góp phần giải quyết những bất cập  còn tồn tại thuộc về nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn kế toán

Hệ thống hóa, khái quát và làm rõ bản chất của tài sản cố định trong DN đồng thời làm  rõ các nội dung phục vụ cho công tác quản lý và kế toán tài sản cố định ở các DN trong tiến  trình hội nhập.

Tìm hiểu các CMKT quốc tế về TSCĐ, so sánh và phân tích sự khác biệt giữa  CMKT quốc tế và CMKT Việt Nam về TSCĐ. Học tập kinh nghiệm của các nước có  nền kinh tế thị trường phát triển trong việc hạch toán tài sản cố định nhằm rút ra những bài  học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tìm hiểu những điểm mới liên quan đến tài sản cố định trong Thông tư 200/2014/TT – BTC và ảnh hưởng của những thay đổi đến hạch toán kế toán tại các DN. Từ đó tạo cơ  sở về mặt thực tiễn cho việc hoàn thiện kế toán TSCĐ cho các DN nói chung và các  DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu nói riêng, đồng thời làm rõ thực trạng vấn đề nghiên cứu  tại các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu hiện nay.

Đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm tăng cường quản lý và hiệu  quả sử dụng tài sản cố định trong các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong tiến trình hội nhập.

3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn kế toán

Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu  định tính là chủ yếu. Phương pháp quy nạp, diễn giải để phân tích vấn đề trên khía  cạnh toàn diện và cụ thể, có hệ thống đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thống kế, phân tích kinh tế, tổng hợp và so sánh để phân tích vai trò của tài sản cố định đối với hoạt động SXKD của DN. Vai trò của DN thủy sản trong nền kinh tế  cũng như thực trạng hạch toán tài sản cố định của các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu.

3.1. Nguồn thu thập dữ liệu

Để làm rõ thực trạng quản lý tài sản tại các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu, nguồn  cung cấp thông tin chủ yếu là từ các DN bao gồm hệ thống sổ sách, báo cáo, ý kiến  của cán bộ kế toán trong DN… Qua đó, tác giả có thể thu thập trực tiếp các dữ liệu cần  thiết, cụ thể, chi tiết theo đúng nhu cầu nghiên cứu. Đây chính là những thông tin sơ  cấp, cung cấp những hiểu biết về hiện trạng quản lý tài sản tại các DN.

Bên cạnh thông tin từ DN, tác giả còn tìm kiếm dữ liệu qua các tổ chức cung cấp  thông tin chuyên nghiệp như cơ quan thống kê, cơ quan thuế, sở Kế hoạch đầu tư, sở  Nông nghiệp và phát triển nông thôn…Thông tin từ các nguồn này có tác dụng bổ  sung, đối chiếu với thông tin thu thập được từ DN.

3.2. Cách thức thu thập dữ liệu

Phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách chuyên môn của DN

Đây là cách tác giả sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để tìm hiểu người được  phỏng vấn. Cụ thể, trong trường hợp này, người được phỏng vấn sẽ cho biết tình hình  quản lý tài sản thực tế tại DN của mình, đồng thời lý giải về các quyết định, cũng như  bày tỏ quan điểm về khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Quan sát trực tiếp tại DN

Cách này được tiến hành kết hợp với phỏng vấn sâu để tiết kiệm nguồn lực. Dưới  sự hướng dẫn của cán bộ quản lý DN, tác giả luận văn trực tiếp quan sát cách thức tổ  chức quản lý tài sản tại DN. Trong quá trình đó, có thể kết hợp trao đổi để làm rõ thêm  những vấn đề cần biết.

Nghiên cứu tại bàn

Đây là cách đọc và chắt lọc thông tin từ các nguồn tài liệu đã tìm kiếm có liên  quan tới quản lý tài sản tại các DN. Dữ liệu thu được được sắp xếp theo các chủ đề cụ thể, sau đó đối chiếu, so sánh giữa các nguồn cung cấp để lựa chọn thông tin đáng tin  cậy và có ý nghĩa trong nghiên cứu.

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn kế toán

4.1. Phạm vi nghiên cứu của luận văn kế toán

Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trên những khía cạnh sau:

▪ Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hạch toán tài sản cố định của các DN thủy  sản tỉnh Bạc Liêu.

▪ DN thủy sản được đề cập trong luận văn thuộc loại hình công ty cổ phần, công  ty trách nhiệm hữu hạn và DN tư nhân có quy mô tài sản cố định lớn (từ 5 tỷ trở lên).  Do ngành thủy sản có rất nhiều lĩnh vực sản xuất (nuôi trồng thủy sản, khai  thác thủy sản, các dịch vụ liên quan đến ngành thủy sản và chế biến thủy sản…)  nên luận văn tập trung nghiên cứu và khảo sát các DN thủy sản thuộc nhóm  chế biến thủy sản do đối tượng này có số lượng DN trên địa bàn nhiều và có  tiềm năng phát triển lớn.

▪Tài sản cố định được đề cập trong luận văn bao gồm các tài sản cố định phục vụ cho quá trình  SXKD trong DN thủy sản, không bao gồm các tài sản cố định sử dụng cho mục đích  ngoài sản xuất trong DN thủy sản.

▪ Do đặc thù của ngành thủy sản, tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) chiếm tỷ  trọng lớn trong tổng tài sản cố định và có nhiều sự biến động trong quá trình hoạt động  SXKD nên luận văn tập trung phân tích sâu về TSCĐHH.

4.2. Đối tượng nghiên cứu của luận văn kế toán

▪ Luận văn nghiên cứu các vấn đề tổng quan về tài sản cố định và yêu cầu về quản lý  TSCĐ, nội dung hạch toán và quản lý tài sản cố định trong DN.

▪ Luận văn nghiên cứu CMKT quốc tế và CMKT Việt Nam về TSCĐ. ▪ Nghiên cứu tìm hiểu về những điểm mới liên quan đến tài sản cố định trong Thông tư  200/2014/TT về chế độ kế toán DN.

▪ Thực trạng hạch toán tài sản cố định của các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu hiện nay.

5. Những đóng góp của đề tài luận văn kế toán

Lý do chọn đề tài luận văn Kế toán
Lý do chọn đề tài luận văn Kế toán

Luận văn trình bày một cách có hệ thống về hạch toán tài sản cố định trong DN trên  phương diện kế toán tài chính.

Luận văn khái quát và phân tích các CMKT liên quan đến tài sản cố định và kinh nghiệm  của một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển trong hạch toán tài sản cố định, từ đó rút  ra kinh nghiệm trong hạch toán TSCĐ của các DN Việt Nam nói chung và DN thủy  sản tỉnh Bạc Liêu nói riêng.

Luận văn đi sâu tìm hiểu và phân tích những điểm mới liên quan đến tài sản cố định trong Thông tư 200/2014/TT – BTC. Góp phần giải quyết những vướng mắc về hạch  toán tài sản cố định trong các DN.

Khảo sát thực trạng kế toán tài sản cố định của các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề  xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định phù hợp với tình  hình thực tế của các DN trong tiến trình hội nhập.

6. Kết cấu của luận văn kế toán

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán tài sản cố định theo chuẩn mực kế  toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp thủy sản  tỉnh Bạc Liêu hiện nay

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định ở các  doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong tiến trình hội nhập

Xem chi tiết mẫu luận văn kế toán tài sản cố định:

—-

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất cho dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!