Mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu đề tài của bài luận văn ngôn ngữ Việt Nam

Mẫu viết lý do chọn đề tài

Viết một luận văn thạc sĩ ngôn ngữ Việt Nam đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn cần sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, đặc biệt là phần lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. Đây là hai phần quan trọng giúp định hướng và giải thích rõ ràng lý do bạn quyết định lựa chọn một đề tài cụ thể cũng như những gì bạn mong muốn đạt được từ nghiên cứu này.

Bài viết dưới đây, Viết Thuê 247 sẽ cung cấp một mẫu viết lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu đề tài luận văn ngôn ngữ Việt Nam để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn.

1. Lý do chọn đề tài luận văn ngôn ngữ Việt Nam

Mẫu viết lý do chọn đề tài luận văn ngôn ngữ Việt Nam
Mẫu viết lý do chọn đề tài luận văn ngôn ngữ Việt Nam

Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này với các lý do sau đây:

1.1. Có thể nói rằng ngôn ngữ (tiếng nói) của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là một thứ tài sản vô cùng quý giá. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện quan trọng trong các hoạt động giao tiếp của con người và xã hội mà đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ còn được ví như một thứ “căn cước” của nền văn hóa. Chính vì lẽ đó mà giữ gìn, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc là một việc làm cần thiết và thường trực của mỗi con người, mỗi quốc gia.

1.2. Đối với đất nước ta, tiếng Việt là tiếng nói chính thống của dân tộc Việt. Cho nên việc bảo vệ, phát triển và hiện đại hoá tiếng Việt, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam là nhiệm vụ xuyên suốt trong lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại…Bởi tiếng nói (tiếng Việt) là “thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp…Muốn tiến bộ, muốn viết hay, thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện” (Hồ Chí Minh – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – NXB Giáo dục, 1980) [22, tr.4] và “Phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta, giữ gìn hai đức tính rất quý của nó là giàu và đẹp; hơn thế nữa, làm sao cho nó càng thêm giàu và đẹp. Và phải chủ động, tích cực, nhạy cảm, đồng thời phải kiên trì, phấn đấu lâu dài, một cách có tổ chức, kế hoạch, vững chắc”. (Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – Tạp chí Học tập, s. 4-1966).

1.3. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam về ngôn ngữ được nêu rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, được xác định bằng điều khoản trong Hiến pháp, được quy định rõ tại các văn bản của Chính phủ. Đối với ngôn ngữ trong giáo dục, Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quy định rõ: “Điều 7: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác”.

Điều này cũng được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09 tháng 06 năm 2014 – Nghị quyết hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã khẳng định: “Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trũng sáng cũ tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trúng phục, lễ hộ truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng”.

1.4. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Tiếng Việt, trong vai trò ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã có những thay đổi nhanh chóng xét trên nhiều phương diện. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn từ tiếng Việt trước đấy còn thiếu vắng, chẳng hạn trong lĩnh vực tin học, kỹ thuật số, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường…Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” làm mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất và luôn dành được sự quan tâm của xã hội, đó là ngôn ngữ của giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đa phần các em chưa chú trọng đến việc phát âm chuẩn (khi nói), việc sử dụng từ ngữ chính xác, đúng ngữ pháp và phong cách (nói – viết), việc sử dụng đúng chính tả …và năng lực phân tích của các em còn rất yếu. Các em chỉ có thể mô tả lại sự vật, hiện tượng, còn khi được yêu cầu phân tích, đánh giá lập tức các em sẽ gặp khó khăn và thường là không thể làm được. Hơn thế nữa, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em rất yếu. Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của các em và đã được học rất nhiều năm qua, thế mà khi sử dụng, các em vẫn mắc nhiều lỗi về dùng từ, viết câu, dựng đoạn, liên kết ý, diễn đạt…Thậm chí bài viết của các em không có cấu trúc rõ ràng, ý nghĩa mơ hồ, nhiều khi không thể diễn đạt rõ ràng suy nghĩ của mình khi được giáo viên hỏi… Từ thực tế nêu trên, thiết nghĩ cần phải có sự tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của giới trẻ, đặc biệt là học sinh trong các trường phổ thông hiện nay. Bởi nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của dân tộc. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt ra cấp thiết thì cần thiết phải giáo dục cho thế hệ trẻ thói quen nói đúng và viết đúng tiếng Việt.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, luận văn này tiến hành khảo sát sự tác động của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết đối với học sinh THCS ở một trường học cụ thể – nơi mà chúng tôi đang làm công tác giảng dạy, đó là trường TH&THCS Thiện Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn ngôn ngữ Việt Nam

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn ngôn ngữ Việt Nam

  • Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh THCS.
  • Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong các bài thi môn ngữ văn (Phần tập làm văn) của học sinh khối lớp 9, trường TH&THCS Thiện Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong ba năm trở lại đây và quan sát tiếng Việt các em học sinh sử dụng khi phát biểu trong lớp.

2.3. Mục đích nghiên cứu

  • Làm rõ những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết của học sinh THCS.
  • Thống kê những dấu vết của ngôn ngữ nói (không đạt chuẩn/lệch chuẩn) được tìm thấy trong ngôn ngữ viết của học sinh (kiểu dạng, tần số xuất hiện). – Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong cách viết văn của học sinh THCS hiện nay.
  • Đề xuất những giải pháp khắc phục để ngôn ngữ viết của học sinh hoàn thiện và chuẩn xác hơn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ như sau:

  • Nêu được cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài, cụ thể là liên quan đến ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và năng lực ngôn ngữ.
  • Khảo sát đặc điểm sử dụng tiếng Việt của học sinh lớp 9 trường TH&THCS Thiện Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (khi nói và viết – chú trọng tác động của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết).
  • Phân tích những nhân tố tạo ra những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết và đề xuất cách khắc phục.

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn ngôn ngữ Việt Nam

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn gồm: – Phương pháp nghiên cứu tài liệu (nhằm đưa ra những cơ sở lý luận về khái niệm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ vết, năng lực ngôn ngữ).

  • Phương pháp miêu tả, phân tích ngôn ngữ học xã hội (nhằm điều tra thực tế ảnh hưởng của tiếng Việt nói đến tiếng Việt viết của học sinh).
  • Phương pháp ngữ dụng học xã hội (nhằm thống kê, phân loại những lỗi xuất hiện trong bài văn của học sinh).

4. Đóng góp của luận văn ngôn ngữ Việt Nam

  • Về mặt lý luận: Đề tài góp phần chứng minh cho luận điểm: giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có mối quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau.
  • Về mặt thực tiễn: Từ việc chỉ ra năng lực ngôn ngữ của học sinh THCS hiện nay và năng lực vận dụng chúng như thế nào, luận văn bước đầu khái quát hướng sử dụng ngôn ngữ của học sinh THCS, hy vọng sẽ giúp cho việc dạy – học tiếng Việt có hiệu quả hơn.

5. Mục lục đề tài luận văn ngôn ngữ Việt Nam

Mẫu viết lý do chọn đề tài luận văn ngôn ngữ Việt Nam
Mẫu viết lý do chọn đề tài luận văn ngôn ngữ Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài
  2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
  5. Phương pháp nghiên cứu
  6. Đóng góp của luận văn
  7. Cấu trúc của luận văn

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

1.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ nói

1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ viết

1.1.3. Phân biệt sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

1.1.4. Sự tương đồng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

1.2. Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt đối với học sinh THCS

1.2.1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt)

1.2.2. Năng lực giao tiếp

1.3. Những nhân tố tác động đến năng lực viết của học sinh THCS

1.3.1. Tác động của ngôn ngữ nói – thói quen sử dụng trong nói năng thường nhật

1.3.2. Ảnh hưởng của môi trường trưởng thành trong gia đình – xã hội

1.3.3. Ý thức rèn luyện năng lực viết, nhận thức của học sinh về khác biệt giữa nói và viết

1.3.4. Tác động của ngôn ngữ mạng xã hội

1.4. Tiểu kết

Chương 2: KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG TH&THCS THIỆN MỸ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI

2.1. Giới thiệu đặc điểm của đối tượng khảo sát

2.2. Khảo sát thực tế về đặc điểm ngôn ngữ viết của học sinh lớp 9 trường TH&THCS Thiện Mỹ dưới tác động của ngôn ngữ nói

2.2.1. Về phương diện chữ viết

2.2.2. Về phương diện từ vựng – ngữ nghĩa

2.2.3. Về phương diện ngữ pháp

2.3. Tiểu kết

Chương 3: NHỮNG NHÂN TỐ TẠO RA ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI ĐÓI VỚI NGÔN NGỮ VIẾT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

3.1. Những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết

3.1.1. Học sinh không phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

3.1.2. Môi trường giao tiếp

3.1.3. Ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng xã hội

3.2. Cách khắc phục

3.2.1. Giúp học sinh nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết

3.2.2. Rèn kĩ năng nói – viết cho học sinh

3.2.3. Dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp

3.3. Tiểu kết

PHẦN KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất cho dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!