Mẫu khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu chi tiết, chất lượng

Mẫu khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu không chỉ là một hoạt động kinh tế, mà còn là một xu hướng hội nhập toàn cầu đang ngày càng trở nên quan trọng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của xuất nhập khẩu trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều sinh viên theo học ngành xuất nhập khẩu đã chọn chủ đề này làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của họ.
Để hỗ trợ sinh viên trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, Viết Thuê 247 đã tổng hợp và chia sẻ 2 mẫu khoá luận tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu mới nhất. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua việc tham khảo những mẫu luận văn này, sinh viên sẽ có thêm kiến thức và hiểu biết về ngành xuất nhập khẩu, giúp họ hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách xuất sắc.
Tên đề tài: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và những giải pháp phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển tại công ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn (Saigon Ship Chandler Joint Stock Company).
1.1. Lời mở đầu khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay, vận tải quốc tế đang ngày càng thể hiện rõ vai trò là tiền đề, là điều kiện tiên quyết trong sự ra đời và phát triển của thương mại quốc tế.
Với ưu thế là một trong số ít các quốc gia có tới 3260km bờ biển thuận tiện cho hoạt động vận tải quốc tế bằng đường biển, Việt Nam đã đang và ngày càng chú trọng phát triển các hoạt động này.
Là một ngành quan trọng trong vận tải quốc tế ra đời cách đây gần 500 năm tại Thụy Sĩ, có thể nói ngành giao nhận đặc biệt là giao nhận bằng đường biển đã có bề dày lịch sử và khẳng định sự tồn tại cũng như vai trò của mình trong sự phát triển của kinh tế thế giới. Tuy hiện giờ công ty chỉ mới thực hiện việc giao nhận hàng hóa nhập khẩu do chính công ty nhập về để kinh doanh hàng miễn thuế, nhưng trong thời gian tới công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn sẽ mở rộng thêm dịch vụ giao nhận vận tải đường biển. Với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế thì việc gia nhập vào thị trường giao nhận vốn đã đông đảo và cạnh tranh khốc liệt thì cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên công ty cần có những giải pháp để phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của mình. Đặc biệt là phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển là hoạt động chiếm tỷ trọng chủ yếu hiện nay.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn với mong muốn nâng cao kiến thức của bản thân để khi tốt nghiệp có thể làm việc bên lĩnh vực này và góp phần vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài: “Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và những giải pháp phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển tại công ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn (Saigon Ship Chandler Joint Stock Company).
Với phương pháp nghiên cứu là kết hợp các cơ sở lý luận và thực tế về giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển cùng với các phương pháp so sánh, thống kê, phân tích… Nhằm mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động giao nhận tại công ty từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển hoạt động giao nhận này.

1.2. Mục lục khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu

Bản khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu được chia làm 3 phần:
CHƯƠNG I: Hoạt Động Nhập Khẩu Và Hiệu Quả Kinh Doanh Nhập Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.
CHƯƠNG II: Công tác giao nhận hàng hóa tại công ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn ( SAIGON SHIP CHANDLER JOINT STOCK COMPANY )
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN

1.3. Lời kết luận khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu

Vận tải biển là phương thức vận tải quốc tế lâu đời nhất và quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Tại Việt Nam ngành vận tải biển đang từng bước phát triển góp phần đưa Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới cùng với nó là sự phát triển của ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển.
Công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn là công ty vẫn còn non trẻ trong ngành dịch vụ giao nhận cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Với số vốn 10 tỷ nhưng biết tận dụng lợi thế linh hoạt của công ty cùng với chiến lược và chính sách đúng đắn công ty đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong thị trường giao nhận. Tuy nhiên trong bối cảnh mà môi trường, điều kiện kinh doanh thay đổi liên tục cùng với quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới mà gần đây nhất là việc Việt Nam là thành viên chính thức của WTO thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng cũng đem tới rất nhiều cơ hội. Để đứng vững và không ngừng phát triển, mở rộng thị trường hoạt động của mình, công ty cần có những chiến lược và thay đổi cho phù hợp. Đây cũng là bài toán khó cho không chỉ công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn mà còn của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam.
Là một sinh viên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, em đã đi sâu nghiên cứu hoạt động giao nhận vận tải biển của công ty và mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp. Nhưng do kiến thức và kinh nghiệm hạn chế của mình, bài viết này của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong có được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy, các cô để em có thể có những hiểu biết thấu đáo hơn trong quá trình học tập và công tác sau này.
Xem chi tiết mẫu khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu số 1: tại đây

2. Mẫu khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu mẫu 2:

Tên đề tài: Phát triển cho vay tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá tại Eximbank CN Bình Dương.

2.1. Lời mở đầu khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu

Trong tình hình biến động tỷ giá như hiện nay và việc mua USD rất khó khăn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất đắn đo trong việc vay USD hay VND.
Các doanh nghiệp vay để nhập khẩu là người phải đắn đo nhất hiện nay. Nếu vay ngoại tệ để nhập hàng, thì khi đến hạn trả nợ, khả năng mua USD bằng giá niêm yết tại các ngân hàng nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp; không ai có thể biết tỷ giá lúc đó biến động thế nào cũng như cung cầu ngoại tệ khi ấy ra sao.
Trong khi đó, doanh nghiệp đi vay tiền đồng lại lo theo kiểu khác. Các doanh nghiệp xuất khẩu (theo quy định không được vay ngoại tệ) hiện đang muốn vay tiền đồng theo chương trình tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng, tức là vay đồng Việt Nam với lãi suất USD. Khi ngoại tệ về mà tỷ giá tăng mạnh, các doanh nghiệp vay tiền đồng sẽ cho rằng mình bị thiệt thòi vì không được hưởng chênh lệch tỷ giá.
Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, do đó việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu góp phần phát triển nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Đây là lý do tôi chọn đề tài: “ Phát triển cho vay tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá tại Eximbank CN Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ của mình, với kỳ vọng một phần kết quả của đề tài có thể ứng dụng để đẩy mạnh chương trình cho vay tài trợ xuất khẩu tại Eximbank CN Bình Dương.

2.2. Mục lục khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ VÀ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CÓ BẢO HIỂM TỶ GIÁ

1.1. Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái

1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

1.1.1.1.Khái niệm về tỷ giá hối đoái

1.1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

1.1.2. Phương pháp công bố tỷ giá hối đoái

1.1.2.1. Phương pháp trực tiếp – yết giá kiểu Châu Âu

1.1.2.2. Phương pháp yết giá gián tiếp

1.1.3. Các loại tỷ giá hối đoái

1.1.3.1. Tỷ giá chính thức

1.1.3.2. Tỷ giá thương mại.

1.1.4. Khái niệm các công cụ phái sinh

1.1.4.1. Công cụ giao dịch hợp đồng kỳ hạn

1.1.4.2. Công cụ giao dịch hợp đồng quyền chọn

1.1.4.3. Công cụ giao dịch hợp đồng hoán đổi

1.1.4.4. Công cụ giao dịch hợp đồng giao sau

1.1.4.5. Ưu và nhược điểm của các công cụ phái sinh

1.2. Lý luận về cho vay tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá

1.2.1. Tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá

1.2.1.1. Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá

1.2.1.2 Cho vay tài trợ xuất khẩu có bảo hiểm tỷ giá

1.2.2. Sự cần thiết của tài trợ có bảo hiểm tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

1.2.3. Các quy tắc quốc tế phải tuân thủ trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

1.2.3.1. Hiệp định WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

1.2.3.2. Hiệp định về tín dụng xuất khẩu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)

1.3. Kinh nghiệm hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của một số quốc gia

1.3.1. Thái Lan

1.3.2. Trung Quốc

1.3.3. Hàn Quốc

1.3.4. Malaysia

CHƯƠNG II : HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CÓ BẢO HIỂM TỶ GIÁ TẠI EXIMBANK CN BÌNH DƯƠNG

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Tỉnh Bình Dương

2.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và Eximbank CN Bình Dương

2.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

2.2.2. Giới thiệu về Eximbank Bình Dương

2.3. Những kết quả đạt được về hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá tại Eximbank CN Bình Dương

2.3.1.  Hoạt động tín dụng nói chung

2.3.2. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

2.3.3. Điều kiện và thủ tục cho vay tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá

2.3.4. Quy trình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Eximbank

2.3.4.1. Tài trợ nhập khẩu, cố định tỷ giá bán ngoại tệ

2.3.4.2. Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng, đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu

2.3.4.3. Cho vay đồng Việt Nam, lãi suất ngoại tệ, trả nợ đồng Việt Nam theo ngoại tệ tương đương

2.3.4.4. Cho vay ngoại tệ, bảo hiểm tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn

2.4. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong chương trình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá

2.4.1. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước

2.4.2. Các quy định của Ngân hàng Nhà nước về đối tượng cho vay ngoại tệ

2.4.3. Mô hình tổ chức của phòng tín dụng còn nhiều bất cập, chất lượng thẩm định, giám sát, kiểm soát chưa hiệu quả

2.4.4. Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế thiếu ổn định và thiếu chặt chẽ

2.4.5. Các doanh nghiệp vay vốn không đủ năng lực tài chính

2.4.6. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa hoàn chỉnh

2.4.7. Thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.

CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CÓ BẢO HIỂM TỶ GIÁ TẠI EXIMBANK CN BÌNH DƯƠNG

3.1. Định hướng hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá của Eximbank Bình Dương

3.2. Giải pháp phát triển cho vay tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá tại Eximbank Bình Dương

3.2.1. Những giải pháp vĩ mô

3.2.1.1. Ngân hàng nhà nước cần cơ cấu tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu hợp lý

3.2.1.2. Hoàn thiện các văn bản mang tính chất pháp lý hỗ trợ cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu\

3.2.1.3. Hoàn thiện cơ chế lãi suất và ổn định tỷ giá hối đoái

3.2.1.4. Hoàn thiện khung pháp lý đối với việc thực hiện các giao dịch ngoại hối phái sinh

3.2.1.5. Nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng minh bạch chính xác:

3.2.2. Những giải pháp vi mô tại Eximbank

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của nguồn nhân lực

3.2.2.3. Tăng cường công tác tiếp thị

3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

3.2.2.5. Những giải pháp thuộc về khách hàng

3.2.2.6. Triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

KẾT LUẬN

2.3. Lời kết luận khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu

Hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đã ra đời từ lâu, nhưng chương trình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá mới được Eximbank đưa vào từ tháng 7/2008 đã góp phần hạn chế những rủi ro về mặt tỷ giá cho khách hàng khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu
Eximbank với tư cách là một thành viên của thị trường ngoại hối Việt Nam, nhận thức rõ những cơ hội, thách thức trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay có bảo hiểm tỷ giá của mình.
Mặc dù hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá của Eximbank Bình Dương còn tồn tại những khó khăn nhưng với kết quả đạt được trong năm qua và những giải pháp đề ra, hy vọng hoạt động cho vay theo chương trình này sẽ đạt được hiệu quả cao, đóng góp vào sự thành công của Eximbank Bình Dương trên con đường hội nhập và trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng nhiều hệ thống ngân hàng.
Hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu rất phong phú và đa dạng, bên cạnh những nỗ lực của Eximbank Bình Dương cũng cần sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong việc thống nhất chủ trương, đường lối. Trong nghiên cứu này, tác giả còn nhiều vấn đề cần phải đề cập và nghiên cứu nhưng do khuôn khổ đề tài có giới hạn, rất mong sự đóng góp của Thầy cô và đọc giả để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xem mẫu khoá luận tốt nghiệp xuất nhập khẩu số 2: tại đây

—-

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!