Mẫu khoá luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh chọn lọc

Mẫu khoá luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh

Để hoàn thành chương trình đào tạo quản trị kinh doanh, việc viết một khoá luận tốt nghiệp là bắt buộc. Qua bài viết này, Viết Thuê 247 sẽ giới thiệu đến bạn mẫu khoá luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh được chọn lọc dựa trên các tiêu chí: sự sáng tạo, tính ứng dụng và khả năng phân tích.

1. Mẫu lời cam đoan khoá luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh:

Tôi tên là Lê Thị Ngọc Thu, đang là sinh viên của trường Đại học Kinh tế Tài chính. Tôi tự hào khi trình bày luận văn tốt nghiệp của mình mang tên “Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh quận 7”. Đây là kết quả của nhiều tháng nghiên cứu và làm việc chăm chỉ.

Tôi xin cam đoan rằng bài luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tâm của giảng viên phụ trách Thạc sĩ Đỗ Thị Cẩm Vân. Tôi đã không sao chép từ bất kì bài viết của tổ chức hay cá nhân nào khác. Tôi xin cam đoan là tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa được công bố bất kì hình thức nào trước đây.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thu thập và sử dụng các số liệu, bảng biểu từ các nguồn tin cậy khác nhau. Mục tiêu của việc này nhằm phục vụ cho việc phân tích và đánh giá chính xác tình hình huy động vốn của ngân hàng. Những nguồn tin này đã được trích dẫn cụ thể rõ ràng trong bài viết để đảm bảo tính minh bạch và chính xác.

2. Mẫu lời cảm ơn khoá luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh:

Để hoàn thành được đề tài “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- chi nhánh quận 7”, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh doanh của trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý báu, tạo mọi điều kiện để tôi có cơ hội tiếp xúc thực tế với môi trường bên trong doanh nghiệp thông qua chương trình thực tập và giúp tôi có thể hiểu rõ hơn về thực tế của ngành.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đỗ Thị Cẩm Vân người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.

Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các phòng, ban lãnh đạo và các anh chị tại Sacombank chi nhánh quận 7 đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và tạo điều kiện để tôi có thể tìm hiểu thực tế về quy trình cũng như tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Với những kiến thức còn thiếu sót, những kỹ năng còn hạn hẹp, tôi không thể tránh được những sai lầm, mong thầy cô cũng như quý công ty có thể thông cảm và bỏ qua cho tôi.

Lời cuối cùng tôi xin chúc quý thầy cô, cũng như các anh chị trong công ty sẽ luôn khỏe mạnh, hoàn thành tốt công việc của mình và luôn hạnh phúc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

3. Mẫu lời mở đầu khoá luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh:

Hiện nay bất kì doanh nghiệp hay cá nhân nào khi muốn hoạt động kinh doanh đều phải có nguồn vốn và ngân hàng cũng thế. Từ chính các hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng có thể huy động được nhiều nguồn vốn trong nước và nước ngoài để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đối với ngân hàng nguồn vốn lại càng trở nên đặc biệt quan trọng hơn do đặc trưng của ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng tiền tệ.

Hiện nay nếu các ngân hàng huy động vốn được càng nhiều thì càng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, kết hợp việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tạo ra được nhiều lợi nhuận, nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường. Cũng vì điều đó đã dẫn đến sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khóc liệt trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy mà hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng đang đứng trước những mối đe doạ thách thức lớn, đòi hỏi ngân hàng phải thực sự quan tâm, chú ý và đưa ra nhiều chiến lược để nâng cao hoạt động huy động vốn.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng tôi quyết định lựa chọn “Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh quận 7” để làm đề tài nghiên cứu.

4. Mục lục khoá luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh:

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Bố cục đề tài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại

1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại

1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại

1.1.4. Chức năng của ngân hàng thương mại

1.2. Khái niệm và phân loại nguồn vốn trong ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại

1.2.2. Phân loại nguồn vốn của ngân hàng

1.3. Nguồn vốn huy động và vai trò của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.3.1. Khái niệm về nguồn vốn huy động

1.3.2. Các hình thức huy động vốn

1.3.3. Vai trò của nguồn vốn tiền gửi

1.4. Các chính sách và quy định liên quan đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại

1.4.1. Quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng

1.4.2. Quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn

1.5.1. Nhân tố chủ quan

1.5.2. Nhân tố khách quan

1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN– CHI NHÁNH QUẬN 7

2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- chi nhánh quận 7

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

2.1.2. Giới thiệu về NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh quận 7

2.2. Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh quận 7

2.2.1.Giới thiệu chung về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Sa -chi nhánh quận 7

2.2.1.1.Quy trình huy động vốn tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh quận 7

2.2.1.2.Các sản phẩm huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh quận 7

2.2.2.Phân tích tình hình huy động vốn tại Sacombank- chi nhánh quận 7

2.3. Đánh giá khả năng huy động vốn tại Sacombank chi nhánh quận 7

2.3.1. Những kết quả đạt được từ công tác huy động vốn tại Sacombank – chi nhánh quận 7

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh quận 7

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH QUẬN 7

3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại Sacombank chi nhánh quận 7 trong thời gian tới

3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh quận 7

PHẦN KẾT LUẬN

5. Mục lục khoá luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh:

Như vậy, trong bối cảnh tình hình dịch Covid đang diễn biến phức tạp và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Để giữ vững phong độ và phát triển tình hình huy động vốn đối với các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Sacombank- chi nhánh quận 7 nói riêng. Hoạt động huy động vốn đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng thay đổi về cách thức hoạt động, đưa ra các chính sách phù hợp với từng vùng kinh tế, từng nhóm đối tượng khách hàng trên địa bàn hoạt động.

Kết quả của hoạt động huy động vốn là lợi thế mạnh của người cung cấp sản phẩm dịch vụ và cũng mang lại lợi ích cho khách hàng. Mục tiêu mà ngân hàng đặt ra mong muốn làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nắm bắt sự thay đổi thị hiếu khách hàng một cách nhanh chóng và triệt để. Trong thời gian qua, ngân hàng Sacombank-chi nhánh quận 7 đã nỗ lực hết mình trong việc xây dựng và duy trì các chính sách chương trình huy động phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên toàn khu vực.

Ngân hàng Sacombank- chi nhánh quận 7 là nơi thực tập hơn ba tháng và cũng chính là nơi có được những trải nghiệm đầu tiên về công việc thực tế. Bài luận văn được viết dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian trau dồi kiến thức trên giảng đường đại học và khoảng thời gian thực tập tại ngân hàng Sacombank-chi nhánh quận 7. Chắc chắn sẽ có những thiếu sót trong cách trình bày cũng như lối văn diễn đạt, tác giả mong sẽ được sự thông cảm, góp ý và sửa đổi từ phía các thầy cô và giảng viên hướng dẫn để bài luận được hoàn thiện nhất có thể.

Lời cuối cùng tác giả muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô ThS. Đỗ Thị Cẩm Vân giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh năm và các anh chị quản lý, anh chị đồng nghiệp tại ngân hàng Sacombank- chi nhánh quận 7 một lời cảm ơn chân thành đã đáp ứng những thắc mắc, tạo điều kiện để tác giả thực tập và giúp tác giả hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất.

Xem chi tiết mẫu khoá luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh: tại đây

—-

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!