Mẫu khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau

Mẫu khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin ngày càng trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Đối với sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin, việc chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp không chỉ là một bước tiến quan trọng trong hành trình học tập mà còn là cơ hội để thể hiện khả năng, kiến thức và đam mê của mình. Trong bài viết này, Viết Thuê 247 sẽ thảo luận về hai mẫu khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin có thể được áp dụng để đạt điểm cao trong khoá luận tốt nghiệp.

1. Mẫu khoá luận tốt nghiệp công nghiệp thông tin số 1

Tên đề tài: Hệ thống học tiếng Nhật trực tuyến

1.1. Mẫu lời cảm ơn khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin

Đầu tiên và quan trọng nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thầy Nguyễn Việt Anh – người thầy đã hết lòng hướng dẫn, tận tình giảng dạy và đưa ra những chỉ dẫn thực tế, hữu ích trong quá trình tôi thực hiện khóa luận. Thầy đã không ngại bỏ thời gian, công sức để chỉ bảo tôi một cách nhiệt tình và nghiêm túc, giúp tôi vượt qua khó khăn, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất có thể.

Tiếp theo, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Công Nghệ thông tin, nơi đã tạo ra một môi trường học tập tốt, giúp tôi hoàn thiện những kỹ năng chuyên môn cần thiết cũng như kỹ năng mềm quan trọng, tạo ra một sân chơi bổ ích, lành mạnh và thú vị trong suốt thời gian học tập tại đây. Khoa đã tạo ra cơ hội để tôi sẵn sàng cho con đường sự nghiệp sắp tới và thỏa mãn đam mê công nghệ thông tin của bản thân.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể K61-C-CLC, những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt 4 năm qua, nơi lưu giữ những kỷ niệm vui buồn, những thăng trầm của thời sinh viên, cũng là nguồn động lực to lớn giúp tôi chăm chỉ học tập và tiến bộ hơn trong thời gian qua. Đó chắc chắn là một thời gian đáng nhớ và tôi sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời mình.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình yêu quý của mình, nguồn ủng hộ vững chắc và không thể thiếu trong cuộc đời tôi. Gia đình đã tạo điều kiện tối đa cho tôi trong việc học tập, luôn ủng hộ, khích lệ và mong muốn tôi ngày càng trưởng thành hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!

1.2. Mẫu lời cam đoan khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin

Tôi xin cam đoạn mọi nội dung liên quan đến khóa luận đều do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Việt Anh. Mọi tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và không có hành vi sao chép tài liệu hay công trình của người khác. Nếu phát hiện hành vi sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước khoa công nghệ thông tin và trường đại học công nghệ.

1.3. Mục lục khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin

LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT

LỜI CAM ĐOAN

Mục lục

Danh sách hình vẽ

Danh sách bảng biểu

  1. Đặt vấn đề
  2. Vấn đề hiện tại
  3. Mục tiêu
  4. Phương pháp
  5. Nội dung
  6. Kết quả dự kiến

Cấu trúc khóa luận

Chương 1. Cơ sở lý thuyết

1.1 Thông tin về bài thi và các cấp độ trong tiếng Nhật

1.2 Nội dung bài học

1.3 Mô hình MVC

1.4 Khái quát về ASP.NET MVC

1.5 Entity Framework

1.6 Razor

1.7 Identity User

1.8 AJAX

1.9 LINQ

1.10 Bootrap

1.11 Jquery

Chương 2. Phân tích thiết kế hệ thống

2.1 Phân tích các ca sử dụng

2.2 Kiến trúc hệ thống

2.3 Cấu trúc thư mục dự án

2.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu

2.5 Tầng xử lý dữ liệu

2.6 Các controller chính

2.7 Cơ chế xác thực và phân quyền

2.8 Ajax 2.9 Validate thông qua Model trong ASP.NET

Chương 3. Triển khai thực nghiệm

3.1 Thực hiện học bài

3.2 Thực hiện thi thử

3.3 Khu vực quản trị viên

3.4 Khu vực học viên

3.5 Giao diện bài viết liên quan đến tiếng Nhật

3.6 Trang hỗ trợ người dùng

3.7 Trang thông tin giảng viên

Chương 4. Kết luận

4.1 Lý thuyết

4.2 Kỹ năng

4.3 Công nghệ

4.4 Nhược điểm

4.5 Kế hoạch phát triển Chương 5. Phụ lục

1.4. Lời mở đầu khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin

Ngày nay, nhu cầu lao động biết tiếng Nhật ngày càng tăng vọt, đặc biệt là tại Việt Nam. Một trong những lý do chính là tình hình dân số già đi nhanh chóng tại Nhật Bản, khiến nước này cần nhân lực từ bên ngoài. Trong số những quốc gia có thể cung cấp nguồn lao động, Việt Nam được xem là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Về cơ bản, có thể nêu ra ba lý do chính. Thứ nhất, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều sự tương đồng về văn hóa, giúp cả hai dễ dàng hiểu và thích ứng với nhau. Thứ hai, hai quốc gia này có lịch sử giao lưu lâu đời, tạo nên mối liên kết chặt chẽ. Thứ ba, nhân lực Việt Nam rất lớn và chi phí lao động không cao, điều này giúp các doanh nghiệp Nhật Bản tiết kiệm đáng kể về chi phí.

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều cơ hội việc làm cho người biết tiếng Nhật, vấn đề lớn mà họ đối mặt là không có đủ thời gian để học ngôn ngữ này. Thời gian làm việc chiếm phần lớn thời gian trong ngày, khiến việc học tiếng Nhật trở nên khó khăn. Thêm vào đó, việc học tại các trung tâm tiếng Nhật thường mất thời gian đi lại và chi phí khá đắt, khó lòng đáp ứng đủ cho nhu cầu học ngôn ngữ của người lao động.

1.5. Lời kết luận khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin

  • Lý thuyết: Trong quá trình xây dựng hệ thống học tiếng Nhật trực tuyến, tôi đã học được những lí thuyết về quá trình phát triển phần mềm và các kiến thức liên quan đến web. Về qui trình phát triển phần mềm, tôi học được cách định nghĩa các yêu cầu, cách mô tả các chức năng, cơ sở dữ liệu, thiết kế các biểu đồ ca sử dụng, biểu đồ tuần tự, qui trình thực hiện cài đặt các thiết kế hệ thống. Ngoài ra, tôi còn học được nguyên kiến thức liên quan đến web như mô hình MVC, cách tạo các giao diện web, tạo các hành vi tương tác với giao diện web. Quá trình đó cũng giúp tôi không ngại học hỏi thêm công nghệ mới và nuôi dưỡng thêm niềm đam mê với lập trình. Đó là những trải nghiệm hết sức quí giá trong quá trình làm hệ thống hiện tại.
  • Kỹ năng: Khi thực hiện hệ thống ngoài bên cạnh những lý thuyết cần phải có, còn đòi hỏi tôi có một số kĩ năng nhất định để hoàn thành dự án . Đầu tiên, kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề, đây là kĩ năng rất quan trọng để giải quyết với mọi tình huống. Nó giúp tôi giải quyết những vấn đề gặp phải trong khi làm khóa luận. Tiếp theo là kĩ năng lên kế hoạch. Khi tạo được một bản kế hoạch đầy đủ nó giúp tôi chủ động trong phần việc của mình và đảm bảo công việc luôn diễn ra theo đúng kế hoạch. Và cuối đề hoàn thành trọn vẹn khóa luận nhất có thể là kĩ năng trình bày. Nó giúp tôi hệ thống kiến thức một cách đầy đủ và giúp người khác hiểu hơn về kiến thức của bản thân. Đó là kĩ năng tôi thấy rất quan trọng và rèn luyện nhiều không chỉ trong quá trình làm khóa luận mà cả trong thời gian sắp tới.

2. Mẫu khoá luận tốt nghiệp công nghiệp thông tin số 2

Tên đề tài: Tiếp nhận thông tin khoa học và công nghệ của nhà báo Việt Nam hiện nay

2.1. Mẫu lời cảm ơn khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy bảo tận tình và chỉ dẫn cho em trong 2 năm học vừa qua cũng như tạo điều kiện cho em thực hiện nghiên cứu luận văn này.

Đặc biệt, em xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian em thực hiện đề tài này. Em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng cũng như tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc của cô.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đánh giá góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để em hoàn thiện luận văn này trong tương lai, nếu có cơ hội được nghiên cứu ở cấp cao hơn.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người và xin chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn luận văn của mình.

2.2. Mục lục khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu:

5. Lịch sử nghiên cứu

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

7. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝLUẬN CHUNG VỀ TIẾP CẬN THÔ NG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ BÁO

1.1. Khái niệm tiếp cận thông tin

1.1.1. Tiếp cận thông tin dưới góc nhìn luật pháp

1.1.2.Tiếp cận thông tin dưới góc nhìn báo chí

1.1.3. Tiếp cận thông tin từ góc nhìn các nhà quản lý, truyền thông về khoa học và công nghệ

1.2.Tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ

1.2.1.Văn bản quy định về tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ nói chung

1.2.2. Nguồn thông tin khoa học và công nghệ

1.3. Sự cần thiết và quy trình tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ của Nhà báo

1.3.1. Sự cần thiết trong việc tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ

1.3.2. Quy trình tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ của Nhà báo

Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG  2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA NHÀBÁO HIỆN NAY 

2.1. Nội dung thông tin về khoa học và công nghệ được nhà báo phản ánh qua Báo Điện tử năm 2014

2.1.1.Thông tin về cơ chế, chính sách khoa học và công nghệ

2.1.2.Thông tin về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ 

2.1.3.Thông tin tôn vinh các nhà khoa học 

2.1.4.Thông tin hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ 

2.1.5.Thông tin về các lĩnh vực liên quan khác

2.2. Ý kiến về tiếp câṇ thông tin khoa học và công nghệ của Nhà báo và người cung cấp thông tin khoa học và công nghệ

2.2.1.Ý kiến của Nhà báo 

2.2.2. Ý kiến của người cung cấp thông tin 

2.3. Đánh giá chung về ưu , nhược điểm của việc tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ của nhà báo hiện nay

2.3.1.Ưu điểm

2.3.2.Nhược điểm 

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤ ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊỤ QUẢ VIỆC TIẾP CẬN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ BÁO

3.1. Kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiếp ận thông tin nói chung, thông tin cho nhà báo khoa học và công nghệ nói riêng

3.1.1.Văn bản pháp luật nói chung 

3.1.2. Văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ

3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cung cấp thông tin và phát ngôn về khoa học và công nghệ

3.2.1. Về hình thức thông tin 

3.2.2. Về công bố thông tin trên website của Bộ Khoa học và Công nghệ 

3.2.3. Về quy định đối với người phát ngôn 

3.3. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về truyền thông khoa học và công nghệ

3.3.1. Hình thành nhóm giảng viên nguồn về truyền thông khoa học và công nghệ 

3.3.2. Tổ chức các khóa đào tạo dành riêng cho nhà báo viết về khoa học và công nghệ 

3.3.3 Nâng cao năng lực tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ của Nhà báo

3.3.4. Đối với Tòa soạn 

Tiểu kết chương 3: 

KẾT LUẬN 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

2.3. Lời mở đầu khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin

Thông tin về KH&CN đang xuất hiện hàng ngày, hàng giờ, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt trên một số báo còn có hẳn những chuyên trang, chuyên mục về KH&CN. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển này thì vẫn có một thực trạng là báo chí phản ảnh chưa đầy đủ, còn yếu và thiếu các thông tin cần thiết về KH&CN; phản ánh sai lệch hoặc không đến ngưỡng về lĩnh vực KH&CN dẫn đến làm giảm đi hiệu quả của các tác phẩm báo chí. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực KH&CN. Thông tin KH&CN dành cho đại chúng là loại thông tin thường được xem là khô khan, khó hấp dẫn người đọc; vì vậy, các báo thường ít quan tâm, chú trọng khai thác mảng thông tin này. Hơn nữa, việc xác định rõ đối tượng công chúng quan tâm đến hoạt động khoa học và quan tâm như thế nào lại càng khó khăn hơn, vì có quá nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và gây ra những tác động gián tiếp đến cuộc sống, chứ không gây tác động trực tiếp, dễ thấy nên công chúng cũng khó theo dõi và quan tâm (trừ giới chuyên môn). Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học nhìn chung chưa quan tâm và chưa thấy được sự cần thiết của việc cung cấp thông tin khoa học đến cho công chúng,chưa có kỹ năng tiếp xúc và làm việc với báo chí. Ngộ nhận, hoặc ngụy biện với lý do “Thông tin khoa học phải chính xác tuyệt đối” để né tránh, hoặc nếu có chỉ đưa thông tin một cách máy móc, hàn lâm khiến công chúng càng trở nên khó hiểu, khó quan tâm và cuối cùng dẫn đến hậu quả là độc giả không thích đọc, hoặc phớt lờ thông tin khoa học trên các báo. Về phía phóng viên, do ở Việt Nam khái niệm “truyền thông khoa học” còn mới mẻ, không hấp dẫn, hơn nữa lại chưa có trường lớp nào đào tạo một cách bài bản đối với lĩnh vực này nên phóng viên thường là không có kỹ năng, trong khi đó thù lao (nhuận bút) lại quá thấp so với thông tin mảng đề tài khác như văn hóa, kinh tế.v.v. nên rất ngại theo đuổi đề tài KH&CN.

Qua tìm hiểu, tác giả thấy hiện nay chưa có nhiều công trình đi sâu tìm hiểu thực trạng và giải pháp của vấn đề tiếp cận thông tin KH&CN của nhà báo. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ của nhà báo Việt Nam giai đoạn hiện nay” nhằm đưa ra bức tranh thực trạng, các giải pháp, khuyến nghị về ******vấn đề nói trên là việc làm cấp thiết

Nghiên cứu về tiếp cận thông tin KH&CN của nhà báo hiện nay chính là nghiên cứu về thực trạng các loại thông tin KH&CN được nhà báo tiếp cận và thể hiện trong nội dung các tác phẩm báo chí đã đăng tải, cách thức và mức độ hài lòng trong quá trình tiếp cận các nguồn thông tin về lĩnh vực KH&CN của các nhà báo, ý kiến của các nguồn tin KH&CN về quá trình cung cấp thông tin cho nhà báo. Từ đó, đưa ra các nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc tiếp cận thông tin KH&CN của nhà báo.

Xem chi tiết mẫu khoá luận tốt nghiệp công nghệ thông tin số 2: tại đây

—-
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã tìm thấy nó hữu ích và thú vị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến đóng góp hoặc muốn chia sẻ ý kiến về nội dung, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904.514.345. Hoặc email: vietthue247@gmail.com. Để được tư vấn sớm nhất với một mức giá phải chăng nhất.

Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và ủng hộ của bạn. Cảm ơn bạn một lần nữa và chúc bạn một ngày tốt lành!